Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

Yếu tố mội trường ảnh hưởng đến nền văn hóa khảo cổ Đông Sơn

Kể từ buổi bình minh của lịch sử , cách đây vài triệu năm khi những con người mông muội đầu tiên bước vào cuộc sống đầy hoang sơ và bí ẩn trên trái đất thì giới tự nhiên đã tác động đến con người một cách sâu sắc , cứ theo thời gian cho đến tận ngày hôm nay chúng ta vẫn tồn tại trên địa cầu này , vẫn ngày đêm phát triển không ngừng chỉ có một điểm khác đó là chúng ta bây giờ hiện đại hơn và khả năng thích ứng với môi trường tốt hơn (nên nhớ là thích ứng chứ không phải chế ngự bởi con người không thể chế ngự được thiên nhiên mà chỉ thích ứng với thiên nhiên mà thôi) . Như vậy trong suốt hàng triệu năm của lịch sử loài người (ở đây xin tạm thời không đề cập đến các loài sinh động vật khác bởi vì chỉ có con người mới là chủ thể của văn hóa , yếu tố mội trường cũng ảnh hưởng rất lớn tới các loài sinh thực vật khác nhưng xin trình bày ở một bài viết khác có tính chuyên khảo về sinh học) con người luôn luôn gắn bó và chịu sự tác động trực tiếp của môi trường và một xu hướng dường như xuyên suốt trong lịch sử loài người đó là con người luôn có xu hướng gắn bó với giới tự nhiên và thích ứng với thiên nhiên . Chính sự thích ứng này là một động lực tất yếu khiến con người ngày càng tiến bộ . Ở đây chúng ta thấy rằng có một mối liên hệ tác động qua lại hai chiều giữa con người và mội trường cụ thể là môi trường thiên nhiên tác động tới con người và tới lượt mình con người lại thích ứng với môi trường thông qua các hoạt động của mình và từ đó các nền văn hóa ra đời . Nói như vậy không có nghĩa là văn hóa được hình thành từ một yếu tố duy nhất đó là mội trường bởi vì văn hóa là một định nghĩa vô cùng rộng lớn theo sự hiểu biết của cá nhân tôi thì hiện nay có khoảng vài nghìn định nghĩa về văn hóa trên thế giới ! Nhưng phải khẳng định một điều đó là yếu tố môi trường có một vị trí quan trọng và mang tính chất quyết định đến sự hình thành và phát triển của một nền văn hóa . Chính vì thế yếu tố mội trường trong một nền văn hóa biểu thị qua những di vật và di tích là một vấn đề cần hết sức quan tâm và có hiểu được yếu tố mội trường tác động tới một nền văn hóa cụ thể chúng ta mới có được những hiểu biết đầy đủ về nền văn hóa đó . Các di tích và di vật mà khảo có học tại Việt Nam nói riêng cũng như Khảo cổ học trên thế giới nói chung đã phản ánh rất rõ nét về yếu tố môi trường trong đời sống của các cư dân cổ xưa . Những cồn sò điệp tồn tại trong các di tích thuộc văn hóa Bàu Tró tại khu vực trung bộ Việt Nam cho thấy môi trường sống gắn bó với thiên nhiên miền biển của cư dân khu vực này . Trong lĩnh vực sinh hoạt đời sống hàng ngày chúng ta cũng thấy rằng những họa tiết trang trí trên những di vật của văn hóa Đông Sơn cũng thể hiện được sự gắn bó với yếu tố môi trường sinh sống của cư dân đương thời . Những nhà sàn với mái cong vút tạo cho chúng ta liên tưởng đến những chiếc thuyền lênh đênh trên sóng nước . Không chỉ khi sống mà ngay cả đến khi qua đời con người ta cũng thể hiện những yếu tố văn hóa chịu sự tác động của môi trường như mộ thuyền ở khu vực Bắc bộ Việt Nam là một ví dụ rõ nét nhất cho thấy sự tác động của thiên nhiên tới văn hóa của con người . Như vậy vai trò của môi trường đóng góp một phần quan trọng trong sự tiến bộ của loài người, nó định dạng văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia dân tộc hay một vùng lãnh thổ nào đó . Chính vì thế môi trường có một vai trò quan trọng xuyên suốt trong lịch sử hình thành và phát triển của loài người và con người không thể tách rời thiên nhiên . Thông điệp đó luôn có giá trị và không bao giờ lỗi thời 

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Chút Kỷ Niệm Cũ

Dòng thời gian trôi mãi cũng đã đến mấy năm trời cách biệt chả gặp mặt. Biết bao nhiêu nỗi niềm muốn nói nhưng cũng chả biết nói cùng ai . Dòng sông ngày xưa vẫn thật êm đềm nó chảy qua mái trường cũ thật thong thả và chậm rãi . Từng cơn gió thổi mang theo cái vị của hơi nước xua đi cái nóng nực của một ngày bận rộn và mệt mỏi nơi phố thị . Có lẽ thật may mắn khi tôi được học ở một ngôi trường với phong cảnh thi vị như vậy . Bởi thế mà giờ đây khi xa cách mái trường phổ thông đã mấy năm rồi nhưng tôi vẫn chẳng bao giờ quên được cái khung trời mộng mơ đó ! Cuộc sống thật bận rộn đôi khi nó làm cho con người chai sạn trong cảm xúc tâm hồn trở thành một người vô cảm , nhưng dù gì đi nữa thì tôi tin rằng những kỷ niệm đẹp , những khoảng trời mộng mơ của mỗi con người sẽ chỉ phai mờ một cách tạm thời giữa bộn bề cuộc sống và thật sự nó sẽ sống lại khi mỗi chúng ta có một khoảng lặng suy ngẫm và nhìn lại chính bản thân mình trong quá khứ . Kỷ niệm có thể vui hoặc buồn chuyện đó cũng chả có gì quan trọng nữa bởi tất cả đã thuộc về quá khứ mất rồi . dòng thời gian đã làm thay đổi mọi thứ , chúng ta trưởng thành hơn , chính chắn hơn và cũng đủ lớn đề nhìn về những gì đã qua , những yêu thương hờn giận thật ngây thơ và cũng đáng yêu biết dường nào . Cũng chả có gì phải tiếc nuối những gì đã diễn ra bởi nó đã là kỷ niệm rồi hãy để nó tồn tại như chính bản thân nó trong lịch sử của mỗi người và chúng ta hãy nhìn nhận nó thật khách quan và công bằng . Chỉ có dòng sông xưa là vẫn thế , vẫn dào dạt sóng nước mênh mông vỗ về đôi bờ đến tận nghìn năm.....................

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Lời Tựa Cho Khảo Cổ Học


Cũng lâu rồi không vào Blog viết lách một chút gì đó , mọi người thông cảm nha tại bận công việc quá đó mà . Cái công việc nghiên cứu khoa học này nó nhức đầu lắm . Nhưng kệ mình vẫn vui vì đã chọn một đam mê là đi theo khoa học mất rồi . Moi ngành khoa học đều có giá trị vô cùng to lớn đối với sự phát triển của loài người (ở đây cần phải hiểu là khoa học chân chính) . Khoa học lịch sử thuộc nhóm ngành khoa học nhân văn đã được quan tâm và hình thành từ thời cổ đại ở cả phương Tây và phương Đông với những sử gia nổi tiếng như : Herodot , Khổng Tử .v....v... Theo thời gian khoa học xã hội ngày càng phát triển vô cùng phong phú và rực rỡ với những nền tảng của triết học làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu nên từ lâu Khảo cổ học đã được khá nhiều những học giả quan tâm . Ở giai đoạn phong kiến cả phương Đông và phương Tây đều có những phát hiện thú vị về những hiện vật của thời đại trước đó , nó gây nên trí tò mò khám phá cho con người và họ bắt đầu quan tâm đến những hiện vật đó một cách hứng thú hơn . Việc giải thích những hiện vật đó trong thời gian đầu không thoát khỏi cái nhìn hạn chế và những yếu tố có liên quan đến những lực lượng siêu hình như tôn giáo chẳng hạn . Thời gian dần trôi con người với những thành công vượt bậc của khoa học kỹ thuật ngày càng làm chủ được cuộc sống của chính mình tuy vẫn còn chịu sự chi phối khá mạnh mẽ của tự nhiên song con người được vũ trang hóa bởi trí thức của thời đại đã không còn quá tin vào những chuyện huyền hoặc mà bắt đầu lý giải nó dưới góc nhìn của khoa học và kỹ thuật . Các nhà nghiên cứu bắt đầu quan tâm tới những hiện vật mà con người đã sưu tập được và đặc biệt hơn họ đã bắt đầu nghiên cứu những dấu tích từ thời xa xưa để lại trên những công cụ hay vật chất nào đó thay vì tìm lời giải thích từ những tôn giáo lâu đời ! Và trời ơi ! một kho tàng kiến thức khổng lồ vô biên vô tận đã mở ra khi chúng ta bắt đầu nghiên cứu những vật chất câm đó ! Chúng là những chứng nhân câm lặng của lịch sử và đặc biệt là chúng hoàn toàn khách quan . Công việc của các nhà nghiên cứu là giải mã chúng bắt chúng phải nói lên những điều đã từng xảy ra trong lịch sử loài người chí ít là vài triệu năm cách ngày nay . Lịch sử loài người luôn luôn vận động và phát triển từ những hình thức sơ khai ban đầu là việc sử dụng  những công cụ bậc 1 (một công cũ tự nhiên nào đó có thể bắt gặp bất cứ đâu trong tự nhiên) đến việc tạo ra công cụ từ những công cụ bậc 1 đó tạm gọi là công cụ bậc 2 . Bạn có thể hình dung được không ? Một cái đơn giản là chế tạo những công cụ đá đem lại những công năng cao cho cuộc sống thì con người đã mất vài triệu năm rồi đấy ! Có thể thấy rằng con người được hình thành cách đây khoảng 3,5 triệu năm từ một loài vượn phương Nam là Australopitec ở khu vực Đông và Nam Châu Phi cho đến tận thời đại cách mạng đá mới (10.000 năm Trước Chúa giáng sinh) thì con người vẫn đắm chìm trong những công cụ đá và việc chế tạo chúng . Thậm chí ngay trong thời đại đầu kim khí thì việc sử dụng các công cụ đá xem ra vẫn rất được chú ý . Như thế thời đại đồ đá kéo dài nhất trong lịch sử loài người , điều đó ai cũng biết nhưng tôi muốn nhắc lại ở đây để chúng ta thấy rằng tổ tiên của chúng ta đã phải mày mò trong quá vẵng như thế nào từ những hòn đá, hòn cuội trong tự nhiên chưa được chế tác cho đến những lưỡi rừu, những con dao đá hay những công cụ được mài một mặt hoặc hai mặt là cả một quá trình kiên trì sáng tạo không mệt mỏi của tồ tiên loài người . Sau thời đại đá là tới thời đại chuyển tiếp giữa đá và kim loại và rồi kim loại bắt đầu xuất hiện , nhựng thành tựu văn minh kỳ vỹ và to lớn của nhân loại cũng đã được hình thành trong giai đoạn đầu của thời đại kim khí này. Ven những con sông những quốc gia cổ bắt đầu hình thành ở khu vực Châu Phi phải kể đến một quốc gia đó là Ai Cập được hình thành ở khu vực Sông Nin với những thành tựu to lớn về tất cả các lĩnh vực như : Chữ viết , văn học , tôn giáo , nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc , y học thiên văn học ....v...v.....là những thành tựu hết sức to lớn khiến nhân loại phải ngưỡng mộ . Ở khu vực Lưỡng Hà thuộc Đông phương là khu của hai con sông lớn chảy qua đó là Tai gơ và Ơ rơ phát  tại khu vực này qua các cuộc điều tra và nghiên cứu khảo cổ học cũng thu được những bằng chứng hết sức cụ thể về lịch sử văn minh của một số quốc gia mà tiêu biểu là quốc gia Babilon nổi tiếng dưới triều vua Hamurabi lịch sử . Lần đầu tiên con người đã phát hiện ra một bộ luật được khắc trên đá của vua Hamurabi chứng tỏ xã hội đã phát triển tới một mức độ khá cao (những điều trong bộ luật này xin được giới thiệu ở một bài viết khác) . Rồi đến Ấn Độ một vương quốc của tâm linh với vô số những điều thú vị được các nhà khảo cổ phát hiện cũng làm nhân loại vô cùng kính phục . Việc phát hiện ra nền văn minh sông Ấn (có niên đại khoảng nửa sau thiên niên kỷ III trước thiên chúa giáng sinh đến khoảng năm 1750 trước thiên chúa giáng sinh) mà tiêu biểu là hai khu vực di tích vốn là hai thành phố cổ đại đó là Harapa và Mohengio-Daro đã cho thấy trình độ tổ chức đô thị và kỹ thuật xây dựng của cư dân khu vực văn minh sông Ấn phát triển tời mức nào và còn rất nhiều những phát hiện khác nữa liên quan đến những tôn giáo đã từng tồn tại trên mảnh đất này được các nhà khảo cổ đưa ra ánh sáng của thời hiện đại . Trung quốc một đất nước rộng lớn ở khu vực Đông Á cũng có một nền lịch sử văn hóa lâu đời ở ven khu vực hai con sông lớn đó là Hoàng Hà ở phương Bắc và Trường Giang (Dương Tử) ở phương Nam . Khảo cổ học cũng đã có những khám phá to lớn trên đất nước này từ thời tiền sử như việc phát hiện di cốt của người vượn Bắc kinh và sau đó là những khám phá về thời sơ sử và lịch sử của đất nước này . Xung quanh những trung tâm văn hóa trên các quốc gia phụ cận cũng như khắp mọi nơi trên thế giới này đều tồn tại những nền văn minh khác có sự giao lưu văn hóa cũng như những truyền thống riêng vô cùng độc đáo . Những thành quả văn hóa  lớn lao như thế không thể bị lãng quên trong lịch sử . Chính vì thế ngành Khảo cổ học với chức năng tìm tòi nghiên cứu và phục dựng lại lịch sử đã ra đời như một tất yếu phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu về lịch sử văn minh của nhân loại 

Mấy suy nghĩ về người Neantherthal

 Giới Thiệu Khái Quát Về Người Neanderthal

                    Lịch sử hình thành và phát triển của loài người đã được nhiều nhà nghiên cứu lớn trên thế giới quan tâm và tìm tòi . Trong những thập niên gần đây sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày một tiến bộ đã giúp những nhà nghiên cứu và nhân chủng học có thêm cơ sở khoa học để nghiên cứu về nguồn gốc cũng như quá trình phát triển của loài người . Tuy nhiên trong suốt chiều dài hàng triệu năm của lịch sử hình thành và phát triển có không ít những hiện tượng kỳ lạ và độc đáo mà những nhà nghiên cứu cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn đau đầu và tất cả  ý kiến được đưa ra mới chỉ dừng lại ở giả thiết , một trong những hiện tượng đó có thể kể đến đó chính là sự biến mất một cách đột ngột của người Neantherthal ở cả châu Âu lẫn Châu Á . Vào năm 1856 ở Đức (trong thung lũng Neandectan gấn Diuxendo) đã phát hiện được một chỏm sọ , một mấu xương vai và một số di cốt các chi của người hóa thạch . Phát hiện này là một phát hiện ngẫu nhiên trong đợt làm sạch một cái hang nhỏ và một số công nhân đã tìm thấy những di cốt trên , tuy nhiên ban đầu không có mấy ai nghĩ rằng nó là di cốt của người mà lại nghĩ rằng đó là xương của một con gấu . Tuy nhiên Funrnot một giáo viên địa phương đã khẳng định một cách chắc chắn rằng đó là di cốt của người . Cấu trúc khuôn mặt vả hộp sọ của người Neanderthal này hơi có chút khác biệt với người hiện đại ở chỗ : Cung trên lông mày phát triển rất mạnh , trán dô , hộp sọ dẹt ở phía trước và dô ra ở phía sau , vào thời điểm bấy giờ các nhà khoa học đương thời cho rằng những đặc điểm khác biệt đó là do những bệnh lý chứ không nghĩ rằng đó là một loài khác trong chi người . Tuy nhiên càng về những thời gian sau thì những bộ xương giống như người Neantherthal lần lượt được tìm thấy thì vấn đề về người Neantherthal mới được đặt ra và thu hút được khá nhiều sự quan tâm . Theo kết quả của những nhà nghiên cứu nhân chủng học thì người Neanderthal là một loài thuộc chi người đã xuất hiện cách ngày nay vào khoảng 350.000 đến 600.000 năm trước và tuyệt chủng cách ngày nay vào khoảng 50.000 năm ở Châu Á và 30.000 năm ở khu vực Châu Âu . Sự biến mất của người Neanderthal khá đột ngột và không để lại bất kỳ một cá thể nào cho đến ngày nay đã là một thách thức rất lớn đối với các nhà khoa học trong việc nghiên cứu nguồi gốc của loài người nói chung cũng như việc nghiên cứu về người Neanderthal nói riêng . Có thể thấy rằng người Neantderthal có một vị trí rất gần trong sơ đồ tiến hóa với con người , như vậy việc nghiên cứu về người Neanderthal có một vai trò hết sức quan trọng nếu muốn hiểu biết về lịch sử loài người . Về cơ bản như chúng ta đã biết người Neantherthal đã phát triển tới một trình độ khá hoàn chỉnh về cấu trúc cơ thể cũng như về mặt xã hội (tuy chưa tìm được bằng chứng là người Neanderthal có hệ thống ngôn ngữ hay không nhưng có một điều chắc chắn rằng những nhóm người Neanderthal cũng có một kết cấu xã hội khá chặt) . Người neanderthal nhìn chung có một vóc dáng khá cục mịch và có sức mạnh cơ bắp khá lớn . Hình thái của người Neanderthal có những đặc điểm riêng biệt được thể hiện qua cấu trúc bộ xương với những đặc điểm bao gồm Hộp sọ dài và dung tích não bộ giao động từ 1300 đến 1600 cm khối , chân hộp sọ hướng thẳng lên với nhiều lỗ chai xiên , xương chẩm góc nhìn nghiêng có hình cầu chỏm , xương má lớn , hốc ổ mắt có hình bán nguyệt nằm trên sống mũi và gắn liền với xương thái dương , xương hàm trên gắn liền với xương hai gò má , xương cột sống ngắn và to , chi trên (cánh tay ) ngắn đi kèm với một cái đầu khá to , xương quai cánh tay cong hình cán vá , xương chậu nở lớn bè ra trong khung xương chậu , xương ống chân ngắn , xương chi dưới ngắn so với tỉ lệ của xương đùi . Có thể nói chung rằng hình thái của người Neanderthal là lùn , ngực to , vai tròn , dáng hơi khom về phía trước , tứ chi khỏe , mũi rộng và hếch , trán dẹt , những điều đó được chứng minh qua các bộ xương mà các nhà khảo cổ học đã từng tìm được của người Neanderthal , qua các kết cấu của cơ thể chúng ta có thể nhận thấy được có lẽ người Neanderthal có một môi trường sống thích hợp với khí hậu lạnh và những khu vực đồi núi , trong thời gian tồn tại của mình . Người Homo Sapien đã từ quê hương Châu Phi di cư đến khu vực Châu Âu ngày nay và cũng đã từng có thời gian chung sống với người Neantherthal nhưng tại sao người Homo Sapien lại tiếp tục tiến hóa thành người Homo Sapien Sapien như chúng ta ngày nay trong đó người Neanderthal lại bị tuyệt chủng một cách đầy bí ẩn cách đây vài chục ngàn năm ? Phải chăng do những thay đổi về khí hậu , môi trường , điều kiện sinh thái ? hay do những nguyên nhân về sinh học trong cấu tạo cơ thể của người Neanderthal kết hợp với những yếu tố môi trường dẫn đến sự tuyệt diệt của người Neanderthal trên quả đất này ? Hay là một nguyên nhân xã hội nào khác , hoặc do sự phát triển vượt bậc của người Homo Sapien đã tạo áp lực dẫn đến sự tuyệt chủng của người Neanderthal hay là sự tổng hợp của tất cả các yếu tố ngoại sinh trên đã dẫn đến sự vắng mặt của người Neantherthal cách đây vài chục nghìn năm trên trái đất ? Tất cả những giả thiết đó đều cần được xem xét kỹ lưỡng dưới góc độ khoa học để từ đó chúng ta có thể hiểu rõ hơn về người Neanderthal .

 Những Giả Thiết Về Sự Tồn Tại Và Diệt Vong Của Người Neantherthal

                   Như Chúng ta đã biết người Neanderthal là một loài thuộc chi người đã bị tuyệt chủng cách đây vào khoảng 50.000 năm tại Châu Âu và khoảng 30.000 năm tại khu vực Châu Á . Cách ngày nay 130.000 năm thì người Neanderthal đã có những đặc trưng đầy đủ , thực tế các nhà khoa học hiện nay đã chứng minh rằng trong gene của người Á-Âu có từ 1ª4 % gene của người Neanderthal , như vậy phải chăng đã có sự hòa huyết giữa người Homo Sapien tổ tiên trực tiếp của chúng ta với người Neanderthal ? và cũng chính sự hòa huyết đó dẫn đến việc xát nhập dần dần giữa người Neanderthal và người Homo Sapien để từ đó tạo ra người Homo Sapien Sapien như chúng ta ngày nay . Tuy nhiên đó chỉ là một giả thuyết trong số vô vàn những giả thiết được đưa ra về sự biến mất của người Neanderthal . Một số ý kiến cho rằng người Neaderthal cư trú tại những vùng có khí hậu lạnh do đặc điểm cơ thể (từng có giả thiết cho rằng người Neanderthal có cấu tạo cơ thể thích hợp với khí hậu lạnh hơn so với người Homo Sapiens) . Tuy nhiên trong những năm gần đây , Jerry Van Andel một nhà địa chất học thuộc đại học Cambridge ở Anh cho rằng người Neanderthal hoàn toàn có sức chịu lạnh giống như người hiện đại . Khi con người dầu tiên từ quê hương Châu Phi tới khu vực Châu Âu cách đây khoảng 45.000 năm thì theo các nhà nghiên cứu họ có nhiều nét gần giống với người Neanderthal về mặt văn hóa , ví dụ cả hai đều dùng lửa , dùng đá để tạo công cụ và sử dụng công cụ , chăm sóc người bị thương và thỉnh thoảng đã xuất hiện phong tục chôn người chết . Theo kết quả của các nhà nghiên cứu thì vào thời điểm đó khí hậu khu vực Châu Âu khá ôn hòa , thuận lợi cho sự tồn tại của người Neanderthal .  Tuy nhiên khi khí hậu của khu vực mà người Neanderthal đang sinh sống thay đổi trở nên lạnh hơn thì các loài thú theo bản năng cũng đã di chuyển đến những vùng đồng cỏ ấm áp hơn và có nguồn lương thực dồi dào hơn . Kéo theo sự di cư cùa các loài thú như voi Ma Mút , hươu đỏ v…v.. là sự di chuyển của người Neanderthal theo những con thú đó vốn là nguồn thức ăn chính của người Neanderthal , tuy nhiên trong môi trường khí hậu mới không còn được thuận lợi như trước thì việc săn bắt các loài thú lớn không còn dễ dàng như trước đây , nếu như trong giai đoạn trước địa bàn cư trú của người Neanderthal chủ yếu ở những khu vực núi non việc săn bắt những thú lớn trở nên dễ dàng hơn bởi họ có thế dựa vào địa hình để ẩn nấp tiến sát đến gần con mồi và tiêu diết chúng , nhưng khi những loài thú này đã thay đổi khu vực sinh sống chủ yếu không còn ở những khu vực núi đồi mà chuyển dần xuống những đồng cỏ hay những vùng bán sa mạc thì việc săn bắn lúc này trở nên cực kỳ khó khăn do họ khó có thể tiếp cận được gần con mồi , cũng theo các nhà nghiên cứu ủng họ cho quan điểm này thì người Neanderthal cũng không có những cải tiến về công cụ săn bắt bởi thế năng suất săn bắt trong giai đoạn mới này không cao dẫn đến sự thiếu thốn về lương thực và là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự tuyệt chủng của người Neanderthal cách đây khoảng trên dưới 30.000 năm trước . Trong khi đó tổ tiên trực tiếp của chúng ta người Homo Sapiens đã có những bước phát triển về các loại công cụ và các phương thức săn bắn để có được năng suất săn bắn cao hơn và từ đó tạo điều kiến để tiếp tục phát triển tới tân ngày nay . Tuy nhiên giả thiết trên cũng chỉ là một giả thiết trong vô vàn những giả thiết về người Neanderthal bí ẩn , trên thực tế các phát hiện khảo cổ học trên thế giới đã khiến các nhà nghiên cứu và những người quan tâm đến giống người Neanderthal phải luôn đau đầu bởi sự phát triển cũng như diệt vong của người Neanderthal vô cùng phức tạp chứ không phải đơn giản như trước đây con người từng nghĩ . Về vấn đề công cụ lao động của người Neanderthal đã từng sử dụng thì theo nghiên cứu của những chuyên gia người Anh và Mỹ thì những công cụ bằng đá đầu tiên của tổ tiên chúng ta chế tạo không hề có công năng hơn so với những công cụ của người Neanderthal . Công bố trên được in trên tờ Human Evolution đã làm đảo lộn niềm tin từ trước tới nay của các nhà khoa học rằng công cụ lao động có năng suất cao hơn của người Homo Sapiens tổ tiên trực tiếp của chúng ta là một bước phát triển cao và một khác biệt vô cùng to lớn để loài người có thể phát triển đến tận ngày nay thay vì đã tuyệt chủng cách đây vài chục nghìn năm như người Neanderthal ! Thật vậy nhóm nghiên cứu của đại học thuộc Đại học Exeter, Đại học Southern Methodist, Đại học bang Texas và Công ty máy tính Think đã dành 3 năm để chế tạo các dụng cụ bằng đá. Họ đã tái tạo một số công cụ có tên “vảy” (công cụ được sử dụng rộng rãi hơn bởi cả người Nêacdectan và người Homo sapiens) và “lưỡi” (công cụ ít được sử dụng sau này được người Homo sapiens tiếp nhận). Các nhà khảo cổ học thường dựa vào sự phát triển của các lưỡi bằng đá cùng với hiệu quả của nó để làm bằng chứng cho trí thông minh vượt trội của người Homo sapiens. Để chứng thực điều này, nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu để số sánh số lượng các công cụ được sản xuất, bao nhiêu lưỡi sắc được tạo ra, hiệu quả trong việc xử lý nguyên liệu sống cùng với thời gian công cụ được sử dụng.
Công cụ lưỡi được người Homo sapiens tạo ra lần đầu tiên trong giai đoạn lấn chiếm Châu Âu xuất phát từ Châu Phi khoảng 40.000 năm trước. Sự kiện này vốn được coi là tiến bộ kỹ thuật ấn tượng giúp người Homo sapiens vượt trội, cuối cùng đã loại bỏ các họ hàng thời Đồ Đá của họ. Thế nhưng khi nhóm nghiên cứu phân tích dữ liệu lại không tìm thấy sự khác biệt về mặt thống kê nào giữa tính hiệu quả của hai công cụ. Thực tế, họ phát hiện ra rằng trên một số phương diện công cụ vảy được người Nêacdectan ưa chuộng có hiệu quả hơn công cụ lưỡi của người Homo sapiens. Như vậy qua công bố trên chúng ta có thể thấy được rằng những công cụ mà người Neanderthal đã từng sử dụng có công năng không hề thua kém những công cụ của tổ tiên chúng ta người Homo Sapiens . Như thế khả năng tư duy của người Neanderthal cũng cực kỳ phát triển và đạt đến một trình độ cao . Ngoài vấn đề công cụ nghiên cứu trên cũng đã cho thấy người Neanderthal cũng rất giỏi săn bắn và điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải xem xét lại quan điểm từng tồn tại lâu dài rằng người Neanderthal “ngờ nghệch” hơn người hiện đại nên đã bị tuyệt chủng ! Các nghiên cứu mới đây được các nhà khoa học thuộc đại học Zurich (Thụy Sỹ) công bố cho thấy bộ não của người Neanderthal phát triển với tỉ lệ gần như tương đương với người hiện đại từ quan điểm đó đã làm sụp đổ những ý kiến tồn tại từ lâu về sự ưu việt gần như tuyệt đối hóa về não bộ của người Homo Sapiens . Theo kết quả nghiên cứu so sánh giữa sọ của trẻ em Neanderthal và trẻ em ngày nay các nhà nghiên cứu nhận thấy sọ của trẻ em Neanderthal lớn hơn một chút so với sọ của trẻ em hiện đại , tương tự sọ của người Neanderthal trưởng thành cũng lớn hơn một chút so với người Homo Sapiens Sapiens trưởng thành , tuy vậy hộp sọ của người Neanderthal và người Homo Sapiens gần như tương đương với nhau . Như vậy cả hai giống người Homo Sapiens và Neanderthal có một mối quan hệ rất gần gũi và có một trình độ phát triển gần như tương đương với nhau , chính vì thế việc tìm ra nguyên nhân khiến người Neanderthal hoàn toàn bị loại ra trong con đường tiến hóa của mình sẽ là một thách thức vô cùng to lớn đối với những nhà nghiên cứu bởi càng ngày chúng ta lại càng tìm được nhiều bằng chứng hơn nữa về sự tiến bộ vượt bậc của người Neanderthal so với những con người nguyên thủy về nhiều khía cạnh .  Tuy vậy lịch sử vẫn đặt dấu chấm hết ở những người Neanderthal cuối cùng , Vậy thì do đâu mà họ tuyệt chủng ?  Các phát hiện ngày trong khoảng thời gian gần đây mang đến cho giới khoa học nhiều điều thú vị về giống người Neanderthal cổ xưa chẳng hạn như việc nghiên cứu về nguồn thức ăn của họ . Một khám phá gần đây cho thấy nguồn thức ăn của người Neanderthal không chỉ là những loài động vật sống trên cạn , những động vật sống dưới nước cũng có thể là nguồn cung cấp thực phẩm cho người Neanderthal cụ thể những sinh vật sống dưới nước mà các nhà nghiên cứu cho rằng đã từng là nguồn cung cấp thực phẩm cho người Neanderthal đó chính là cá voi và hải cẩu . Các nhà khỏa cổ học đã phát hiện những tàn tích xương của cá voi và hải cẩu trong những nơi cư trú của những gia đình người Neanderthal cổ đại bằng chứng đó tuy chưa thể khẳng định chắc chắn hoàn toàn nhưng phần nào cũng cho chúng ta thấy được những nguồn thức ăn có thể của người Neanderthal trong quá khứ và cũng từ đó chúng ta lại một lần nữa thấy rằng người Neanderthal trong quá khứ hoàn toàn là một giống người có khả năng cạnh tranh đáng gờm đối với tổ tiên của chúng ta . Một giả thiết khác nữa cũng được các nhà nghiên đưa ra về khả năng tuyệt chủng của người Neanderthal là do họ bị tổ tiên chúng ta (người Homo Sapiens) ăn thịt . Tuy nhiên ý kiến này đã làm rộ lên những cuộc tranh luận trong giới các nhà khoa học . Các nhà nghiên cứu người Pháp ủng hộ giả thiết trên mà trong đó tiêu biểu là Fernando Rozzi . Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pari cho biết : “Những người Neanderthal đã gặp phải một kết thúc đầy hung bạo bởi bàn tay người hiện đại, ở trong các hang động, chúng ta đã ăn thịt họ”. [1] Nhà nghiên cứu này tin rằng những chiếc xương hàm mà họ tìm thấy có những vết tác động của ngoại lực mà có thể đó chính là những vết cắt hay chặt để làm thức ăn cho người hiện đại . Một đặc điểm được các nhà nghiên cứu quan tâm đó chính là những dấu vết để lại trên những mẫu xương của người Neanderthal cũng khá giống với những dấu vết tìm thấy trên xương của các loài hưu nai , bằng chứng đó càng góp phần ủng hộ thêm cho quan điểm của các nhà nghiên cứu cho rằng người Neanderthal bị tuyệt chủng là do bị ăn thịt bởi người Homosapiens . Tuy nhiên giả thiết trên cũng gặp phải khá nhiều những phản đối từ phía các nhà nghiên cứu khác ví dụ như giáo sư Francesco d’Errico, Viện Tiền sử học Bordeaux, Pháp, cho rằng: “Chỉ một vài dấu hiệu của các vết cắt không thể tạo nên bằng chứng đầy đủ được”. Theo ông, con người có thể tìm thấy xương của người Neanderthal và sử dụng răng của họ để làm một chiếc vòng cổ. Do đó quan điểm rằng người Neanderthal bị người hiện đại thôn tính một cách đầy bạo lực như thế xem ra cũng cần phải xem xét lại . Chúng ta không nên nhìn một vài sự vật hiện tượng mà từ đó đi đến những kết luận khi chưa có những bằng chứng cụ thể ! Người Homo Sapiens cũng có thể đã giết chết và ăn thịt người Neanderthal (tục ăn thịt người cũng đã từng xảy ra ngay trong xã hội của người Homo Sapiens Sapiens) . Tuy nhiên những trường hợp đó chỉ là những trường hợp cá biệt hoặc lẻ tẻ chúng ta chưa có một bằng chứng cụ thể nào chứng minh được rằng những hành động ăn thịt người Neanderthal của người hiện đại là một hệ thống và đây là một nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của người Neanderthal . Bên cạnh những giả thiết về sự biến mất của người Neanderthal như đã nêu ở trên thì một quan điểm khác xem chừng có vẻ đơn giản hơn nhiều đã giải thích sự biến mất của người Neanderthal trên trái đất là do số lượng áp đảo của người hiện đại mà theo các nhà nghiên cứu thì số lượng người hiện đại trong thời điểm bấy giờ đông hơn số lượng người Neanderthal gấp 10 lần và họ cũng chiếm một địa bàn sinh sống gấp 10 lần so với người Neanderthal từ đó có thể thấy rằng người Neanderthal là một đối thủ cạnh tranh rất nặng ký đối với người Neanderthal , nguồn thức ăn dần cạn kiệt và môi trường sống cũng dần bị thu hẹp người Neanderthal trở nên co cụm lại trước sự bành trướng cả về số lượng lẫn địa bàn sinh sống , và phải chăng những bộ xương của người Neanderthal có những dấu vết tác động của ngoại lực như đã trình bày ở trên chính là kết quả của một cuộc tự thôn tính lẫn nhau trong cộng đồng người Neanderthal khi mà lương thực ngày một cạn dần , họ đã phải ăn thịt lẫn nhau để duy trì sự sống chăng ? Đó có lẽ cũng là một giả thiết cần quan tâm tìm hiểu sâu hơn . Bên cạnh những giả thiết trên thì có một số quan điểm khác cho rằng đã có những vụ nổ xảy ra trong những khu vực mà người Neanderthal đã từng sinh sống và đó chính là nguyên nhân khiến cho người Neanderthal bị biến mất hoàn toàn khỏi trái đất , tuy nhiên quan điểm này cũng không có những bằng chứng cụ thể để ủng hộ . Chúng ta cần cập nhật một số thông tin mới mà các nhà khảo cổ học trong những năm gần đây đã dầy công nghiên cứu về người Neanderthal chẳng hạn như thông tin của những nhà khảo cổ học thuộc đại học Bristol khi nghiên cứu những chiếc vò sò tại một bờ biển thuộc Tây Ban Nha . Theo đó các vỏ sò này có chứa một số loại sắc tố màu mà theo như những nhà nghiên cứu thì người Neanderthal từng dùng những chiếc vỏ sò này như một vật để đựng đồ trang điểm ! Và cũng theo các nhà nghiên cứu thuộc đại học Bristol thì không chỉ có người hiện đại là biết cách trang điểm mà người Neanderthal cũng thường trang điểm trong các dịp lễ hội . Những bột mầu mà các nhà nghiên cứu tìm được chủ yếu là các khoáng chất như : lepidocrocite, hematite và pyrite. Trong bột màu vàng người ta còn tìm thấy chất natrojarosite tinh khiến - một loại khoáng chất được sử dụng để chế tạo ra mỹ phẩm của người Ai Cập cổ đại. Bột màu đen là loại bột mà người Neanderthal ở Châu Phi sử dụng để sơn cơ thể . Không chỉ có vậy các công cụ đá mà người Neanderthal chế tạo cũng rất tinh xảo điều đó càng khiến cho chúng ta khâm phục hơn về khả năng tư duy của họ . Trong cuốn sách : “Nhân Chủng Học Khoa Học Về Con Người”  của tác giả E.ADAMSON HOEBEL , trong bài viết về người Neanderthal tác giả đã trình bày một phần về nền văn hóa thời Lavalloiso- Mousterian của người Neanderthal như sau : “ Những công trình và các nền văn hóa truyền bá một cách rộng rãi trong những quần thể người Neanderthal đã đạt đến đỉnh điểm phát triển về công nghệ cũng như cách sống trong các thời trung và hậu kỳ đồ đá cũ . Họ đã trở thành người nhưng chưa đột phá qua trình độ đa dạng của kỹ thuật tìm kiếm lương thực . Tuy nhiên họ cũng đá có những cải tiến kỹ thuật quan trọng về các loại dụng cụ làm bằng đá lửa và mang theo hoặc tạo ra lửa ở bất kỳ nơi nào họ đến . Nhờ lửa họ có thể họ có thể xua đuổi và làm cho các loài thú săn mồi to lớn và tàn ác không dám bén mảng gần những chòi đá mà họ trú ngụ trong những đêm mưa bão . Nhờ lửa họ cũng không bị chết cóng trong thời tiết đa phần là lạnh giá khắc nghiệt . Cũng với lửa họ làm ra loai vũ khí tin cậy và ưa thích của mình : những cây giáo bằng gỗ bịt một đầu nhọn và cứng . Với các mũi nạo đá lửa , họ lột da các loài thú để chế biến quần áo che thân . Họ đã sữ dụng những mũi nạo này như thế nào chúng ta cũng chưa đoán ra được . …. Mặc dù có những cải tiến thực sự về mặt kỹ thuật , nhưng các công cụ của người Neanderthal cơ bản vẫn là những công cụ của những tiền nhân thuộc thời Chellean và Clactonian của hơn 50.000 năm trước . Họ vẫn chưa biết chế tạo xương thành những dụng cụ khác ngoài những dụng cụ dùng để chặt sẻ bằng sức lực . Họ cũng chưa biết cách tra cán cho các loại giáo , mác . Nhưng họ đã có một bộ não lớn , đôi bàn tay linh hoạt .”  Bên cạnh đó khi nghiên cứu những vết tích của người Neanderthal còn để lại cho đến ngày nay các nhà nghiên cứu đã phát hiện được sự ang táng người chết trong các hang động đặc biệt , một hình thức phản ảnh sự hé lộ một niềm tin vào cái cốt lõi tâm linh và cũng là một thuộc tính của con người . Như thế theo quan điểm của E.ADAMSON HOEBEL thì người Neanderthal cũng đã có một trình độ tiến hóa cao và đã có những đặc trưng trong việc chế tạo công cụ cho mình , tuy nhiên cũng tại phần công cụ này tác giả đã cho thấy những hạn chế trong công cụ mà người Neanderthal đã từng sử dụng , như vậy phải chăng công cụ là một phần quan trọng trong việc người Neanderthal bị tận diệt ? Bên cạnh giả thiết đó thì một giả thiết mới về sự diệt vong của người Neanderthal cũng đã được các nhà nghiên cứu đề xuất tới và cũng đang thu hút khá nhiều sự quan tâm của giới khoa học đặc biệt là nghành nhân chủng học . Theo đó dưới ánh sáng của khoa học kỹ thuật và công nghệ các nhà nhiên cứu đã chứng minh được rằng trong gien của người hiện đại thuộc những chủng Á-Âu ngày nay thì tỉ lệ gien của người Neanderthal chiếm một số lượng khoảng từ 2ª4 % . Như vậy cánh cửa bí ẩn về người Neanderthal phần nào đã được hé mở . Một giả thiết mới được xác lập trên cơ sở những bằng chứng trên là người Neanderthal và tổ tiên của chúng ta người Homo Sapiens đã có sự hòa huyết với nhau ? Quan điểm đó hoàn toàn có thể tin được bởi những kết quả nghiên cứu về gien đã thuyết phục chúng ta với quan điểm đó ! Các nhà nghiên cứu Rumani và Mỹ đã xác định được những xương cốt hoá thạch tìm thấy ở động Petera Muierii (Rumani) có niên đại khoảng 30.000 năm trước - giai đoạn mà giống người Neanderthal và Homo sapiens còn song song tồn tại. Trong khi phần lớn hình dạng các bộ xương đều giống con người hiện đại, nhiều chi tiết lại mang đặc điểm của giống người Neanderthal - đặc biệt là hình dáng xương hàm dưới và phía sau hộp sọ . Nhà nhân chủng học Erik Trinkaus của Đại học Washington thuộc nhóm nghiên cứu này cho biết: "Xương hàm của giống người Neanderthal có những đặc tính giải phẫu học riêng biệt, không liên quan đến việc tiến hoá của xương hàm con người hiện đại khi chuyển từ săn thịt sống sang thịt nấu chín". Những khớp xương vai của những bộ xương người tiền sử ở Rumani cũng chưa phát triển hoàn thiện, không thể nào thực hiện những động tác xoay vòng cánh tay để phóng lao, bắn tên hay ném đá. Theo Trinkaus, những đặc điểm này thấy rõ trong những hoá thạch người Neanderthal và những giống người đầu tiên từ cả triệu năm trước . Giả thiết về sự hòa huyết nêu trên cũng sẽ trở nên vô cùng tuyệt vời đối với sự tồn tại của các thế hệ con lai về sau bởi vì các thế hệ con lai về sau sẽ có những gien trội từ hai loài giúp cho cơ thể thích nghi hơn và hoàn thiện hơn .  Những ưu điểm của người Neanderthal sẽ được lưu lại khi chủng loài này biến mất .
                   Như vậy có nhiều giả thiết khác nhau về sự biến mất của người Neanderthal trái trái đất cách đây khoảng hơn 30.000 năm , tuy nhiên để hiểu vấn đề một cách cặn kẽ và khoa học về sự tuyệt chủng của giống người này cần phải có những bằng chứng khoa học rõ nét hơn trong thời gian tới vấn đề này đòi hỏi nhiều công sức cũng như tâm huyết của những nhà nghiên cứu trên thế giới . Theo ý kiến của cá nhân em thì sự biến mất của người Neanderthal cần phải được xem xét từ nhiều góc độ cũng như cân nhắc nhiều khả năng khác nhau cùng lúc đã tác đông dẫn đến sự diệt vong của người Neanderthal . Có thể do địa bàn sinh sống ngày càng bị thu hẹp , nguồn lương thực dần bị cạn kiệt do sự cạnh tranh của người Homo Sapiens và kết hợp cả với cả khả năng họ đã giao phối với người Homosapiens để người Homo sapiens tiếp tục tiến hóa thành người Homo Sapiens Sapiens như chúng ta ngày nay . Rồi những điều kiện tự nhiên không còn phù hợp với người Neanderthal nữa khiến họ dần dần bị loại khỏi cuộc cạnh tranh với người Homo Sapiens , thế nhưng những gen di truyền vẫn được gìn giữ ngay trong gen của người hiện đại chúng ta ngày nay là một bằng chứng khoa học không thể chối cãi về mối quan hệ gần gũi giữa chúng ta , tổ tiên chúng ta với người Neanderthal .
Tài Liệu Tham Khảo
E.ADAMSON HOEBEL , Nhân Chủng Học Khoa Học Về Con Người , NXB Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh (2007)
G.N.Machusin , Nguồn Gốc Loài Người , NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật Hà Nội



































[1] http://www.khoahoc.com.vn/khampha/khao-co-hoc/23814_Nguoi-Neanderthal-tuyet-chung-vi-bi-nguoi-tinh-khon-an-thit.aspx

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Qua Đồng Long Giao (Đồng Nai)

Sơ Lược Về Văn Hóa Đồng Nai

Dải đất Việt Nam cong cong hình chữ S với một bờ biển dài hơn 3000 km có một vị trí đặc biệt quan trọng , là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo . Với một vị trí chiến lược đặc biệt như vậy có thể coi Việt Nam là nơi tiếp nhận nhiều luồng văn hóa khác nhau trong lịch sử hình thành và phát triển của mình . Khi thời đại kim khí bắt đầu (ranh giới giữa thời đại kim khí và thời đại đá mới ở nhiều nước trên thế giới có sự khác biệt nhưng nhìn chung thì giao động từ khoảng 2000 đến 3000 năm trước công nguyên , yếu tố sớm hơn hay muộn hơn của sự xuất hiện kim khí còn phụ thuộc vào nhiều những nguyên nhân khách quan khác nhau.) thì con người thực sự đã có một bước tiến bộ vượt bậc về bộ sưu tập công cụ của mình . Những công cụ bằng kim loại đã cho những công năng vô cùng to lớn mà từ đó con người mới dần tiến bộ và từng bước chủ động hơn trong cuộc sống của mình . Trong thời đại kim khí ở nước ta có ba trung tâm kim khí lớn đó là trung tâm Đông Sơn ở khu vực phía Bắc , Trung tâm Sa Huỳnh ở khu vực miền Trung và một trung tâm nữa ở miền nam của tổ quốc đó chính là trung tâm văn hóa Đồng Nai . Cả ba trung tâm này góp phần hình thành nên thời đại kim khí ở Việt Nam . Đồng Nai là một vùng đất cổ xét theo địa lý thì đây thuộc khu vực Đông nam bộ từ xa xưa vùng đất này đã có những cư dân cổ sinh sống những chiếc rìu đá mà dân gian quen gọi là những lưỡi tầm sét xuất hiện rất nhiều trong những khu vực thuộc phạm vi phân bố của nền văn hóa này ! Văn hóa Đồng Nai là một giai đoạn của thời kỳ kim khí phát triển liên tục từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt , niên đại của văn hóa Đồng Nai vào khoảng hơn 1000 năm trước công nguyên đến đầu công nguyên , thời đại đồ sắt trong văn hóa Đồng Nai có niên đại vào khoảng nửa sau thiên niên kỷ một trước công nguyên . Văn hóa Đồng Nai được phát hiện và nghiên cứu đầu tiên vào nửa sau thế kỷ XIX bởi các nhà nghiên cứu nước ngoài mà chủ yếu là các nhà khoa học người Pháp . Có thể điểm qua những tên tuổi các học giả nước ngoài gắn với việc nghiên cứu văn hóa Đồng Nai như : F.Caspar , A.Core , O.Grossin , L.Malleret , E.Saurin , H.Fontain ..v…v.. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/04/1975 các nhà nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam đã thực hiện nhiều cuộc khai quật khảo cổ và đã đưa lên mặt đất hàng vạn hiện vật góp phần làm sáng tỏ hơn nền văn hóa thời đại kim khí này . Thời đại đồ sắt trong văn hóa Đồng Nai có niên đại vào khoảng nửa sau thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên , đó là một bước phát triển liên tục từ thời đại đồ đồng trước đó , theo nhiều nhà nghiên cứu thì văn hóa Đồng Nai là cơ sở , là nguồn cội bản địa góp phần hình thành nên văn hóa Óc Eo ở khu vực Nam Bộ Việt Nam , tuy nhiên vấn đề này đến nay cần phải nghiên cứu ở một mức độ chuyên khảo với những cuộc khai quật thực địa để góp phần chứng minh tính bản địa của văn hóa Óc Eo . Trở lại nội dung chính của bài tiểu luận này là nghiên cứu về những chiếc qua đồng Long Giao trong thời đại sắt thuộc văn hóa Đồng Nai , có thể thấy rằng đây là một bộ sưu tập hiện vật vô cùng quý giá nó đã cho tất cả chúng ta thấy được qua không chỉ là thứ vũ khí đặc trưng ở Trung Quốc (mặc dù số lượng qua tìm được ở Trung Quốc rất lớn , trong các bộ phim truyền hình lịch sử của Trung Quốc chiếc qua xuất hiện rất nhiều trong các trận chiến) mà còn có mặt tại một số nước Đông Nam Á khác như Thailand , Việt Nam …v…v.. Những chiếc qua đồng Long Giao với hình dáng , kích thước , hoa văn trang trí độc đáo góp phần cho chúng ta thấy được trình độ sản xuất , tư duy trừu tượng khả năng tổ chức xã hội , quốc phòng và có thể là sự phân chia thứ bậc trong xã hội đương thời . Việc nghiên cứu những chiếc qua đồng này có một ý nghĩa quan trọng đối với khảo cổ học thời đại kim khí ở Đồng Nai

Qua Đồng Long Giao

Nếu chúng ta đã từng xem những bộ phim truyền hình lịch sử của Trung Quốc đặc biệt trong giai đoạn Chiến Quốc và thời nhà Tần (221-206TCN) thì chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hình ảnh những chiếc qua được buộc vào những cây gỗ (một số có thể được buộc vào những cây sắt) được dùng rất linh hoạt khi tác chiến . Có lẽ từng một thời kỳ người ta nghĩ rằng loại hình vũ khí “qua” này là một đặc trưng trong các loại binh khí của người Trung Nguyên và khi thấy nó người ta sẽ nghĩ ngay đến Trung Nguyên xa xôi . Nhưng quan điểm đó sẽ trở nên lỗi thời và không chính xác khi những chiếc qua đồng tại các địa điểm như Dốc Chùa (Bình Dương) , Bàu Hòe , và đặc biệt là là một kho qua Đồng hết sức độc đáo và phong phú với khoảng 70 chiếc được tìm thấy tại Đồng Nai . Ngược trở lại lịch sử trở về năm 1982 các cán bộ của ban khảo cổ học (Viện khoa học xã hội tại Thành Phố Hồ Chí Minh) và phòng bảo tồn , bảo tàng (Sở Văn Hóa Và Thông Tin Đồng Nai) đã tiến hành điều tra sơ bộ trên sườn đồi bazan (57) gần một chóp núi lửa thuộc nông trường cao su Hàng Gòn vị trí tọa độ nơi phát hiện ra những chiếc Qua đồng là ở kinh độ 107º46’6’’ vĩ độ 10º49’27’’ thuộc ấp Long Giao , xã Xuân Tân , huyện Xuân Lộc , tỉnh Đồng Nai . Vị trí này cách di chỉ khảo cổ học nổi tiếng Hàng Gòn chỉ tầm 4km và cách huyện lỵ Xuân Lộc khoảng 20km về phía Nam . Theo các nghiên cứu địa chất thì đây là một vùng đất khá cao (có độ cao trung bình từ khoảng 100ª200m so với mặt nước biển và đây cũng là khu vực tồn tại các hoạt động của núi lửa trong quá khứ . Sau khi tiến hành điều tra thám sát khu vực trên các nhà nghiên cứu đã thu được 16 hiện vật qua đồng còn nguyên vẹn (chủ yếu do vận động nhân dân trao trả) và 12 mảnh qua vỡ. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu nhận định đây chỉ là một số lượng qua nhỏ so với các chiếc qua khác hiện còn được lưu giữ trong nhân dân là khoảng 70 chiếc ! 16 chiếc qua đồng được tìm thấy đã được các học giả giày công nghiên cứu để rồi từ đấy đưa ra những kết luận hết sức lý thú về loại binh khí đặc biệt này . 16 chiếc qua đồng được chia làm 4 loại (chủ yếu dựa trên cơ sở cấu tạo của di vật) . Mỗi chiếc qua đồng Long Giao dù thuộc loại nào thì cũng gốm ba bộ phận tạo thành bao gồm : Lưỡi , đốc và chuôi . Ba bộ phận này có những chức năng riêng biệt phối hợp với nhau để thành qua đồng hoàn chỉnh . Những chiếc qua đồng thuộc những loại khác nhau thường có độ mở của lưỡi khác nhau , độ mở của lưỡi còn được một số nhà nghiên cứu gọi là góc bổ . Góc bổ của qua được xác định bằng góc tạo nên giữa hướng của cán và của mũi qua .


Bản Vẽ Qua Đồng Long Giao

(http://dzunglam.blogspot.com/2009/09/van-hoa-ong-nai.html)

Góc bổ của qua có một vai trò quan trọng đối với công năng của một chiếc qua . Góc bổ lớn cho phép chiếc qua sử dụng một cách dễ dàng và đem đến công năng to lớn , chiếc qua ngoài nhiệm vụ móc , bổ chém còn có một tác dụng to lớn nữa đó là khả năng quét lia (có công năng đặc biệt khi góc bổ được mở rộng . Mỗi chiếc qua đồng Long Giao bao gồm 3 phần gồm : lưỡi , đốc và chuôi , phần lưỡi tùy theo từng kiểu khác nhau sẽ có những thay đổi nhất định còn phần đốc và chuôi nhìn chung tương đối ổn định . Hoa văn thường được trang trí trên đốc lưỡi và cả chuôi . Trên phần đốc có những lỗ để buộc ngoài một tiêu bản có 4 lỗ thì phần lớn các qua này có 3 lỗ hình chữ nhật để xuyên dây buộc cán . Trong phần tiếp xúc giữa chuôi và đốc còn có một lỗ nhỏ nữa đó chính là lỗ để chốt cán . Chuôi của những chiếc qua đồng này có dạng gần như hình thang còn phần đốc theo như PGS.TS Phạm Đức Mạnh thì có hình dạng giống hình dao thợ giầy với một cạnh thẳng và cạnh tạo thành còn lại lượng cong . Để thuận lợi cho việc miêu tả xin được chia các qua đồng Long Giao ra làm 4 loại theo như cách phân chia mà PGS.TS Phạm Đức Mạnh đã từng chia cụ thể như sau :

Loại 1 : Bao gồm 08 chiếc cũng chính loại này có số lượng nhiều nhất trong bộ sưu tập qua đồng , một đặc điểm chính của loại qua này đó là lưỡi hẹp và thường rất dài , chiều dài của lưỡi thường gấp từ 4 đến 7 lần chiều rộng nhất của bản lưỡi gấp hai lần đốc và 4 lần chuôi . một đặc điểm nữa của loại qua này là mũi nhọn tương tự như mũi kiếm , bên cạnh đó phần hoa văn được bố trí khá nhiều ở phần đốc và chuôi được giới hạn bởi những hình học bao quanh bên ngoài . Loại 1 này lại tiếp tục được phân loại thành 4 loại nhỏ hơn dựa trên kích thước độ mở của lưỡi …v…v… theo đó loại 1a bao gồm 3 chiếc qua đồng , có cạnh chuôi thẳng hoạc hơi lồi loại 1a này với đặc điểm là góc lưỡi khá mở rộng với biên độ giao động nằm trong khoảng từ 125ºª138º, lưỡi của loại qua này cong vút và thon nhỏ . Trên phần lưỡi của loại qua này thường được trang trí những hoa văn hình học . Nếu nhìn một cách tổng thể những chiếc qua này có hoa văn ở phần trên đốc và lưỡi giống như hình súng ngắn , hoa văn trên những chiếc qua này thường là những hoa văn hình học mà chủ yếu là nhựng vòn tròn đơn lẻ hoặc là những vòng tròn xoáy ốc tiếp tuyến thành hai cặp và gắn kết các cặp này với nhau là một hay hai đường tiếp tuyến nữa . Khung hoa văn ở chuôi có hình bình hành , những cạnh viền là những hình có dạng gờ nổi . Lỗ chốt cán trên chuôi có dạng gần như hình bầu dục hay chữ nhật . Loại qua này có trọng lượng khá nặng khoảng chừng trên 1 kg . Loại qua tiếp theo là loại qua kiểu 1b : kiểu 1b phát hiện được 3 chiếc trong bộ sưu tập qua đồng Long Giao . Đặc trưng của kiểu qua này so với kiểu trên là ở chỗ lưỡi vát cong mỏng và sắc vể phía hai rìa . Rìa lượi phía dưới được gấp làm 3 khúc theo các nhà nghiên cứu vể binh khí thì việc rìa lưỡi gấp khúc thế này giúp tăng khả năng sát thương đối với chiếc qua này . Các họa tiết hoa văn kiểu 1b này cũng giống như những chiếc qua đồng kiểu 1a đó cũng là những họa tiết hoa văn kiểu xoắn ốc tiếp tyến với nhau tuy nhiên trong một tiêu bản qua đồng thuộc loại 1b này có mộ hoa văn hơi đặc biệt đó là tiêu bản qua đồng 84LG-02 , chiếc qua này ở phần dưới đốc người quan sát có thể dễ dàng nhận thấy hai khối dạng như hình voi do các xoắn ốc tạo nên , đặc biệt phần đuôi voi có dạng như hình của một chú ếch được khắc chìm rất giống với những motip được điêu khắc trên những chuôi dao găm được tìm thấy trong văn hóa Đông Sơn . Như vậy phải chăng đã có một sự liên hệ rõ ràng giữa văn hóa Đồng Nai và trung tâm kim khí Đông Sơn ở khu vực Bắc bộ . Cũng cần phải nói thêm rằng hình tượng những chú voi thường mang yếu tố thuần việt . Trong gốm Đông Sơn thì hình tượng những chú voi được trang trí trên các vật phẩm bằng gốm được coi là những yếu tố đặc trưng thuần Việt . Kiểu qua tiếp theo trong loại 1 đó là kiểu qua 1c . số lượng qua đồng kiểu này được tìm thấy là 1 tiêu bản . một đặc điểm của qua kiểu 1e này là góc bổ nhỏ hơn hẳn so với hai loại kia dao động trong khoảng từ 99ºª103º , rìa trên của lưỡi có những đường gấp khúc . Lỗ chốt cán có hình tròn gần bầu dục . Hoa văn được trang trí trên đuôi cũng là những hoa văn như các kiểu trước đó là hoa văn xoắn ốc tiếp tuyến . Kiểu 1d với số lượng thu được là 1 chiếc , kiểu này với đặc điểm là lưỡi không dài và cong như hai kiểu trên , góc bổ của lưỡi là 108º , lỗ chốt cán hình vuông . một đặc điểm của hoa văn trang trí trên chiếc qua kiểu 1d này là các vòng tròn xoắn ốc với các đường tiếp tuyến ngược chiều

Loại 2 : có 4 chiếc được thu giữ , đặc điểm của những chiếc qua đồng loại 2 này là chúng thường có bản lưỡi rộng , tỉ lệ giữa chiều dài và rộng của lưỡi không quá chênh lệch như các loại trên , lưỡi cong đều . Chuôi thon nhỏ gần có hình thang . cạnh cuối chuôi cong lõm . Các hoa văn chủ yếu cũng là những vòng tròn xoắm ốc tiếp tuyến nhau nhưng được phân bố rời rạc theo từng phần lưỡi , đốc , chuôi . Các hoa văn được bố trí trong các khung , khống chế những khung hoa văn này là những đường chỉ viền hay những vành hoa văn vạch ngắn .

Loại 3 : gồm có 3 chiếc đây là những chiếc qua đồng có trọng lượng lớn nhất trong bộ sưu tập qua đồng Long Giao (kích thức của chúng giao động từ 1,85ª1,86kg) , các qua đồng ở loại 3 này có những họa tiết hoa văn hơi khác lạ và lỗ buộc cán thì lớn dần từ dưới đốc lên .

Loại 4 : có duy nhất 1 tiêu bản , nét đặc trưng của qua loại 4 so với các loại khác đó là phần chuôi của loại qua này cong vát lên , thân lưỡi thì thẳng còn phần đầu lưỡi thì phình rộng . Chiếc qua loại này cũng có kích thước khá lớn (nặng khoảng 1,55kg) . Góc bổ khá lớn (122º)

Với một số lượng qua đồng lớn và phong phú về loại hình cũng như hoa văn trang trí độc đáo trên những chiếc qua đồng như vậy , có lẽ lần đầu tiên tại Việt Nam chúng ta mới tìm được một kho qua đồng lớn đến như thế ! Về tính chất của di tích nơi phát hiện những chiếc qua đồng này thì theo các nhà nghiên cứu “thật khó có thể là vết tích của mộ táng , dầu đó là nơi yên nghỉ của nhân vật có thế lực nhất cộng đồng . Theo chúng tôi đây chính là một kho lưu giữ vũ khí của người cổ Đồng Nai”[1]. Các nhà nghiên cứu không chỉ phát hiện ra được những chiếc qua đồng mà bên cạnh đó còn tìm thấy được một rìu đồng xòe cân , họng tra cán có hình bầu dục và có lưỡi hình hyperpol rất giống chiếc rìu và khuôn đúc tìm được ở suối chồn , dốc chùa . như vậy đã có sự giao lưu về kỹ thuật , với số lượng qua đồng lớn và tinh xảo như thế chúng ta có thể khẳng định rằng đây là một giai đoạn phát triển cao của kỹ thuật chế tác kim loại của cư dân văn hóa Đồng Nai giai đoạn đồ sắt . Những chiếc qua đồng được tìm thấy ở Dốc Chùa , Bầu Hòe là những hiện vật cũng rất độc đáo , những chiếc qua này khá lớn có lưỡi dài , “chuôi khá dài bằng hoặc lớn hơn đốc , đường cuối chuôi xẻ đôi hình đuôi cá rất độc đáo . Tỉ lệ giữa lưỡi và chuôi chênh lệch khá lớn . Cấu tạo đốc dầy vát mỏng về một rìa , cạnh cuối đốc bằng tạo cho đốc gần có hình chữ nhật . Ở một rìa đốc cũng có ba lỗ buộc cán giống như qua Long Giao . Bản lưỡi cong đều và thon nhỏ , đến phần mũi thì phình rộng ở hai rìa , mũi nhọn một mặt lưỡi phẳng , mặt kia cong khum làm cho lưỡi có mặt cắt gần như hình bán nguyệt.”[2] Theo các nhà nghiên cứu thì qua đồng Dốc Chùa và Bàu Hòe là cơ sở cho sự phát triển lên của qua đồng Long Giao . Qua đồng Dốc Chùa theo những kết quả nghiên cứu thì niên đại của chúng là vào khoảng 2495 năm cách ngày nay (dung sai khoảng 50 năm) . Đến lượt mình qua đồng Long Giao đã thực sự hấp thu hết những tinh hoa của những kiểu qua trước để tạo cho mình một kiểu dáng cũng như công dụng có tính đột phá cụ thể là phần chuôi của qua đồng Long Giao đã được thu nhỏ song phần lưỡi đã phát triển đến kỳ lạ về trang trí , kiểu dánh kích cỡ của lưỡi làm thành bản sắc riêng trong sưu tập Đồng Nai [3]. Chúng ta biết rằng phần lưỡi là phần quan trọng nhất của một chiếc qua bởi vì chính phần lưỡi này mới phát huy tác dụng trong chiến đấu với sự cải biến và sáng tạo phần lưỡi của những chiếc qua đồng Long Giao thường dài phần đầu lưỡi thường nhọn sẽ phát huy tác dụng rất lớn đối với các động tác như chặt , bổ , móc . Về vấn đề hoa văn trang trí trên những chiếc qua đồng Long giao chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy các hoa văn được trang trí gần như kín trên những chiếc Qua đồng từ phần lưỡi , đốc , chuôi ….. Những họa tiết hoa văn đó không phải vô nghĩa đó là sự thể hiện tư duy thẩm mỹ , tư duy trừu tượng của chủ nhân nền văn hóa Đồng Nai . Các hoa văn hình học xoáy ốc tiếp tuyến với nhau trên những chiếc qua đồng Long Giao rất giống với những hoa văn hình học trên các đồ đồng thuộc văn hóa Đông Sơn ở phía Bắc cụ thể đó là “hoa văn những vòng tròn xoáy ốc độc lập hay tiếp tuyến thành dải có trên các trống Đông Hiếu , Phú Phương ….. Những tam giác độc lập hay xếp liền nhau như răng cưa của trống Đa Bút , Hoàng Hạ hay các thạp Vạn Thắng , Đào Thịnh , Việt Khê , Làng Cả ….”[4]. Sự giống nhau về hoa văn đó cho phép chúng ta khẳng định được sự giao lưu trên phương diện kỹ thuật của trung tâm kim khí phía nam là Đồng Nai với trung tâm kim khí Đông Sơn ở phía Bắc trong thời đại sắt ở Việt Nam . Không có những họa tiết hoa văn tả thực về người , chim muông , mặt trời như các hiện vật thuộc văn hóa Đông Sơn ở phía Bắc nhưng qua đồng Long Giao ở phía Nam với những hoa văn hình học mộc mạc nhưng cũng rất gợi cảm cho thấy khả năng chọn lọc , sự tinh tế của cư dân Đồng Nai thời xa xưa , họ vửa học hỏi nhưng cũng vừa sáng tạo, và chọn lọc những gì đẹp nhất giản dị và tinh tế để thể hiện vào những chiếc Qua đồng vô giá của mình . Khi nói đến qua người ta thường nghĩ đến một loại binh khí rất phổ biến tại Trung Quốc , quan điểm đó không sai vì quả thật “Qua” đã trở thành một loại vũ khí quá quen thuộc đối với cư dân Trung Nguyên trong giai đoạn Xuân Thu – Chiến Quốc . Nó đã trở thành một thứ vũ khí không thể thiếu được trong các bộ phim lịch sử của đất nước Đông Á này . Tuy thế “Quan hệ giao lưu và truyền bá về kinh tế – kỹ thuật và văn hóa là thường thấy giữa các cộng đồng người cư trú bên nhau, thậm chí cách rất xa nhau, nhưng đồng đại, trong trường kỳ lịch sử ở nhiều vùng – miền địa – sinh thái trên Thế giới. Quan hệ giao lưu và truyền bá các sản phẩm vật chất – kỹ nghệ – nghệ thuật – tín ngưỡng có thể đến mỗi nền văn hóa từ nhiều nguồn, nhiều phương cách, bằng nhiều con dường khác nhau – bằng buôn bán đổi trao, bằng thám du và truyền giáo, bằng hôn nhân, bằng chuyển cư – di cư từng phần hay cả khối cư dân theo các con đường hòa bình, đổi trao bình đẳng, có khi gay gắt do xung đột, chiến tranh giữa các bộ lạc, chinh phục bắt tù binh và nô lệ, kiếm tìm thuộc địa .v.v..”[5] đó là một quá trình tất yếu tuy nhiên những mối qua hệ văn hóa đó sẽ cũng vẫn có những đặc trưng mang tính chất riêng biệt của mỗi vùng miền với những sắc thái văn hóa riêng độc đáo khác nhau của mỗi vùng miền , lẽ hiển nhiên chúng ta ít nhiều cũng thấy sự tương đồng giữa qua đồng Long Giao và những chiếc qua đồng Trung Quốc “ Một vài yếu tố gần gũi ở chuôi , ở dáng lưỡi loại 2 , loại 1 kiểu 3 hay ở độ mở ở góc lưỡi của qua Long Giao với một số tiêu bản được coi là có dáng hình lý tưởng của qua đồng Trung Nguyên”[6]. Song đó chỉ là một phần , những chiếc qua ở Long Giao nói riêng và trên đất nước Việt Nam nói chung đều có những đặc điểm riêng biệt để phân biệt với qua đồng Trung Quốc , chẳng hạn với những chiếc qua đồng Trung Quốc thì hình dáng lưỡi thường có xu hướng ổn định và thường là lưỡi thẳng nhưng bên cạnh đó phần đốc và chuôi thường hay biến dạng nhiều , tỉ lệ chênh lệch giữa đốc lưỡi và chuôi không cao . Không chỉ có những nét tương đồng với qua đồng Trung Nguyên , qua đồng Long Giao còn có cả những nét tương đồng với những tập hợp qua tại bản Chiang (Thái Lan) , điều đó góp phần giúp chúng ta có thể hình dung ra phần nào mối quan hệ giữa cư dân văn hóa Đồng Nai với cư dân bản Chiang (Thái Lan) trong quá khứ . Qua đồng Long Giao với cấu trúc như đã trình bày ở trên có một công dụng vô cùng lợi hại khi chiến đấu , việc sử dụng những chiếc qua có công năng và kích thước lớn như vậy yêu cầu người dùng có lẽ phải thường xuyên thao luyện . Việc phát hiện nhiều chiếc qua đồng như tại Long Giao sẽ giúp chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa khi xác định rằng đây chính là một kho vũ khí cổ mà người xưa đã từng chôn dấu . Như vậy trình độ tổ chức xã hội đã ở một mức độ rất cao và những trận chiến đẫm máu chắc hẳn đã từng diễn ra trong lịch sử ở vùng đất này . Chúng ta hoàn toàn có thể liên tưởng đến những đội quân với chiếc qua đồng sắc lẹm đang hừng hực chiến đấu để xác định chủ quyền của mình với vùng đất này . Các qua đồng Long Giao phần lớn đều có những dấu vết sử dụng (dấu vết này được quan sát dưới kính hiển vi) cho thấy một điều chắc chắn rằng những chiếc qua này đã từng được sử dụng trong lịch sử . Một số ý kiến cho rằng chiếc qua đồng Long Giao là biểu tượng của quyền lực của một người có địa vị trong xã hội đương thời , nếu như ý kiến đó là đúng đắn thì quả là sự phân chia thứ bậc của xã hội Đồng Nai trong giai đoạn sắt là quá rõ ràng , và như vậy trình độ tổ chức quân quân đội của cư dân đồng nai cũng đã đạt đến một trình độ rất cao .

Qua Đồng Long Giao được Lắp Cán (hiện vật mô phỏng lại qua đồng Long Giao)

Bản vẽ một số kiểu qua đồng Long Giao (Nguồn : http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=E1F0a2V5d29yZD1xJmtpbmQ9c3RhcnQ=)

Tóm lại qua đồng Long Giao là một bộ sưu tập qua đồng độc đáo , nó cung cấp những thông tin vô cùng lý thú và giúp chúng ta có cái nhìn và sự hiểu biết rõ nét hơn về đỉnh cao của một nền văn hóa khu vực nam bộ Việt Nam . Việc phát hiện những chiếc qua đồng Long Giao ở Đồng Nai góp phần khẳng định sự phát triển của văn hóa Đồng Nai trong giai đoạn Sắt . Những chiếc qua đồng này với khối lượng khá nặng hoa văn tinh xảo là một bằng chứng cho thấy trình độ luyện kim của cư dân Đồng Nai đương thời đã đạt tới một trình độ xuất sắc , những chiếc qua đồng Long Giao ở Đồng Nai có chức năng , và hình dáng không thua kém gì những chiếc qua đồng của người Trung Hoa điều đó cũng phần nào khiến chúng ta tự hòa về trình độ luyện kim cũng như khả năng sáng tạo độc đáo của tổ tiên chúng ta . Những chiếc qua đồng Long Giao không chỉ có chức năng chiến đấu dũng mãnh mà những hoa văn hình học trên qua còn giúp chúng ta thấy được trình độ tư duy của cư dân Đồng Nai trong thời cổ đại , những hoa văn ấy không chỉ là những hoa văn có tính chất hình học đơn thuần mà rất nhiều khả năng theo ý kiến cá nhân thì những họa tiết đó chính là những họa tiết hoa văn sóng nước ! Tuy nhiên việc nghiên cứu những hoa văn , họa tiết trên những chiếc qua đồng Long Giao còn cần phải có thời gian cũng như tâm huyết của những nhà nghiên cứu

Tài Liệu Tham Khảo

Phạm Đức Mạnh , “Qua Đồng Long Giao (Đồng Nai) , Khảo Cổ Học 1/1985 trang (37-68)

Đỗ Bá Nghiệp , Phạm Đức Mạnh (1984) , “Về Nhóm Qua Đồng Mới Phát Hiện Ở Long Giao (Đồng Nai) , Văn Hóa Óc Eo và Các Văn Hóa Cồ Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” , NXB Sở Văn Hóa Thông Tin An Giang

Lê Xuân Diệm , Phạm Quang Sơn , Bùi Chí Hoàng (1991) , Khảo Cổ Đồng Nai , NXB Đồng Nai

http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=E1F0a2V5d29yZD1xJmtpbmQ9c3RhcnQ=)

http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2394%3Anhng-qphn-t-anh-duq-quan-h-trung-hoa-va-nam-b-vit-nam-thi-th-s&catid=121%3Aht-vit-nam-trung-quc-nhng-quan-h-vn-hoa-vn&Ite

http://dzunglam.blogspot.com/2009/09/van-hoa-ong-nai.html

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111213/tuong-dong-te-te.aspx



[1] Phạm Đức Mạnh “Qua Đồng Long Giao (Đồng Nai)” Khảo Cổ Học 1/1985 , trang 53

[2] Phạm Đức Mạnh “Qua Đồng Long Giao (Đồng Nai) Khảo Cổ Học 1/1985 , trang 54

[3] Phạm Đức Mạnh “Qua Đồng Long Giao (Đồng Nai) Khảo Cổ Học 1/1985 , trang 54

[4] Phạm Đức Mạnh “Qua Đồng Long Giao (Đồng Nai) Khảo Cổ Học 1/1985 , trang 62

[6] Phạm Đức Mạnh “Qua Đồng Long Giao (Đồng Nai) Khảo Cổ Học 1/1985 , trang 58

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012

Những Vấn Đề Cần Quan Tâm Của Khảo Cổ Học Việt Nam

Ngành khảo cổ học ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung còn là một ngành khoa học non trẻ so với những ngành khoa học tự nhiên và xã hội khác . Tuy còn non trẻ nhưng khảo cổ học đã thực sự là một môn khoa học , có ý nghĩa quan trọng trong việc phục dựng lại quá khứ bằng những hiện vật thật . Các thành tựu của khảo cổ học trên thế giới nói chung , và ở Việt Nam nói riêng trong một thế kỷ vừa qua có ý nghĩa vô cùng to lớn , bằng thành tựu rực rỡ của ngành khảo cổ học ở Việt Nam , chúng ta đã chứng minh được nguồn gốc bản địa của Văn hóa Đông Sơn , cũng như chứng minh được thời đại Hùng Vương là có thật trong lịch sử dân tộc . Có thể lấy năm 1898 làm mốc ra đời của ngành khảo cổ học Việt Nam với sự thành lập ủy ban khảo cổ học Đông Dương , sau này đổi thành Viện Viễn Đông Bác Cổ vào năm 1900 . Với chức năng là thu thập và tìm tòi những di tích , di vật cồ ở Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Dương nói chung . Trong suốt hơn một thế kỷ từ lúc ra đời , trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử , khảo cổ học Việt Nam đang ngày một lớn mạnh , đạt được những thành tựu hết sức to lớn về nhiều phương diện , qua đó chúng ta cũng phần nào thấy được những đóng góp hết sức lớn lao của thế hệ tiền nhân đi trước trong ngành khảo cổ như Giáo Sư Trần Quốc Vượng , Giáo Sư Hà Văn Tấn , v..v… Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt đội ngũ những nhà khảo cổ vẫn xung phong chấp nhận gian khổ , hi sinh , mất mát đi vào những tuyến lửa để nghiên cứu khoa học phục vụ cho tổ quốc . Sau năm 1975 , đất nước bắt đầu hòa bình , các nhà khảo cổ lại bộn bề với những công việc chồng chất của những di tích ở phía nam Việt Nam như Óc Eo , Đồng Nai , ..v..v.. , với những cố gắng và nỗ lực to lớn ngành khảo cổ học Việt Nam cũng đã gặt hái được vô số những thành công song bên cạnh đó những bất cập đặt ra trong thời kỳ mới không phải là không có .

Điều bất cập đầu tiên có thể nhận thấy là vấn đề về công tác cán bộ khảo cổ học , với tính chất công việc còn bộn bề và phức tạp như thế , nhưng đội ngũ các cán bộ khoa học của bộ môn khảo cổ học ở Việt Nam nhìn chung vẫn còn thiếu thốn , hàng năm số sinh viên theo học ở bộ môn khảo cổ học ở các trường chưa nhiều , một số sinh viên sau khi ra trường còn làm những công việc chủa đúng với sở trường , năng lực cũng như với lượng kiến thức được đào tạo , những chính sách khuyến khích đối với người học bộ môn này chưa nhiều , việc thiếu thốn về đội ngũ là một vấn đề quan trọng đối với tình hình khảo cổ học đang bộn bề công việc như ngày nay . Bên cạnh công tác đào tạo , chúng ta còn phải chú ý tới công tác tái đào tạo đội ngũ cán bộ đã tốt nghiệp , bởi vì chúng ta cần cập nhật những thành tựu khoa học kỹ thuật cũng như những luồng kiến thức mới . Phải nâng cao hơn nữa trình độ sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho khảo cổ học , vấn đề tái đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa có tính chất quan trọng không chỉ trong khảo cổ học mà còn có giá trị đối với tất cả các ngành khoa học khác . Một vấn đề khác của khảo cổ học Việt Nam hiện tại là công tác đào tạo chưa đáp ứng đầy đủ về mặt kiến thức những nhu cầu cần thiết cho người học , đặc biệt là những kiến thức về công tác thực địa điền dã , thật sự là phần lớn những kiến thức mà một sinh viên ngành khảo cổ học của chúng ta ngày nay biết được chủ yếu là dựa trên sách vở lý thuyết là chính , vấn đề thực địa thường chưa có điều kiện để thực hiện nhiều với thời gian đào tạo ở bậc đại học có hạn và còn khá nhiều thời gian phải dành cho những môn đại cương thì thời gian đào tạo của ngành khảo cổ học ở giảng đường đại học là khá ít ỏi , với thời gian đó đòi hỏi một sinh viên khảo cổ học phải rất vất vả để tự tìm những kiến thức bên ngoài .

Một vấn đề nữa được đặt ra đối với ngành khảo cổ học ở Việt Nam ngày nay đó là vấn đề kinh phí , khảo cổ học là một trong những ngành khoa học khá tốn kém , công tác khai quật tốn kém đã đành , công tác nghiên cứu trong phòng lại tốn kém hơn nhiều , dù cho chúng ta có cố gắng khắc phục tốt vấn đề nguồn nhân lực , đội ngũ cán bộ của chúng ta nhiệt tình nhưng thiếu kinh phí thì quả là một thách thức lớn đối với khảo cổ học . Nhà nước có cấp kinh phí cho khảo cổ học nhưng với khối lượng công việc đồ sộ và phức tạp như thế thì nguồn kinh phí đó xem ra cũng có những bất cập . trước những vấn đề đó thiết nghĩ ngành khảo cổ học của chúng ta nên chủ động xúc tiến những chương trình nghiên cứu và hợp tác với các nước khác trên thế giới , việc đó cũng phù hợp với xu hướng hội nhập hiện nay . Hợp tác nhưng tất nhiên là chúng ta cũng không lệ thuộc vào họ , vì khoa học là để nghiên cứu tìn tòi một cách chân chính mang lại những hiểu biết xác thực cho nhân loại . Thông qua những chương trình hợp tác với các nước khác , một phần chúng ta có thể tận dụng nguồn kinh phí của họ đáp ứng phần nào cho khảo cổ học nước nhà , mặt khác chúng ta cũng sẽ có điều kiện tiếp xúc với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng như với những phương pháp nghiên cứu liên ngành khác . Ngoài ra khi hợp tác với các nhà khoa học nước ngoài chúng ta sẽ có những cách tiếp cận mới , những tư duy đa chiều rất cần cho khoa học .

Bên cạnh những vấn đề vừa nêu ở trên thì vấn đề áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào ngành khảo cổ học ở Việt Nam cũng là vấn đề đáng để quan tâm , Ngày nay với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật trên thế giới diễn ra như vũ bão , nhiều nước trên thế giới đã ứng dụng những phương pháp rất tiến bộ vào nghiên cứu khảo cổ học tuy nhiên những phương pháp đó cũng rất tốn kém và đòi hỏi đội ngũ cán bộ nghiên cứu phải có khả năng vận dụng , sử dụng , cập nhật những ứng dụng mới về lĩnh vực công nghệ thông tin nói riêng và những lĩnh vực liên ngành khác nói chung . Ở Việt Nam hiện nay chúng ta cũng có trang bị những trang thiết bị nghiên cứu khảo cổ học , nhưng nhìn chung so với thế giới thì vấn đề khoa học kỹ thuật trong ngành khảo cổ học của chúng ta còn chưa cập nhật đầy đủ so với thế giới . Mặt khác vấn đề sử dụng những trang thiết bị đó cũng vẫn còn bất cập , nhiều khi bỏ ra vài tỷ đồng để trang bị những máy móc phục vụ cho nghiên cứu , nhưng khi về nước thì những thiết bị đó không được sử dụng là bao do vấn đề đội ngũ khảo cổ học của chúng ta còn chưa được trang bị những kiến thức liên ngành nhiều .