Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Lời Tựa Cho Khảo Cổ Học


Cũng lâu rồi không vào Blog viết lách một chút gì đó , mọi người thông cảm nha tại bận công việc quá đó mà . Cái công việc nghiên cứu khoa học này nó nhức đầu lắm . Nhưng kệ mình vẫn vui vì đã chọn một đam mê là đi theo khoa học mất rồi . Moi ngành khoa học đều có giá trị vô cùng to lớn đối với sự phát triển của loài người (ở đây cần phải hiểu là khoa học chân chính) . Khoa học lịch sử thuộc nhóm ngành khoa học nhân văn đã được quan tâm và hình thành từ thời cổ đại ở cả phương Tây và phương Đông với những sử gia nổi tiếng như : Herodot , Khổng Tử .v....v... Theo thời gian khoa học xã hội ngày càng phát triển vô cùng phong phú và rực rỡ với những nền tảng của triết học làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu nên từ lâu Khảo cổ học đã được khá nhiều những học giả quan tâm . Ở giai đoạn phong kiến cả phương Đông và phương Tây đều có những phát hiện thú vị về những hiện vật của thời đại trước đó , nó gây nên trí tò mò khám phá cho con người và họ bắt đầu quan tâm đến những hiện vật đó một cách hứng thú hơn . Việc giải thích những hiện vật đó trong thời gian đầu không thoát khỏi cái nhìn hạn chế và những yếu tố có liên quan đến những lực lượng siêu hình như tôn giáo chẳng hạn . Thời gian dần trôi con người với những thành công vượt bậc của khoa học kỹ thuật ngày càng làm chủ được cuộc sống của chính mình tuy vẫn còn chịu sự chi phối khá mạnh mẽ của tự nhiên song con người được vũ trang hóa bởi trí thức của thời đại đã không còn quá tin vào những chuyện huyền hoặc mà bắt đầu lý giải nó dưới góc nhìn của khoa học và kỹ thuật . Các nhà nghiên cứu bắt đầu quan tâm tới những hiện vật mà con người đã sưu tập được và đặc biệt hơn họ đã bắt đầu nghiên cứu những dấu tích từ thời xa xưa để lại trên những công cụ hay vật chất nào đó thay vì tìm lời giải thích từ những tôn giáo lâu đời ! Và trời ơi ! một kho tàng kiến thức khổng lồ vô biên vô tận đã mở ra khi chúng ta bắt đầu nghiên cứu những vật chất câm đó ! Chúng là những chứng nhân câm lặng của lịch sử và đặc biệt là chúng hoàn toàn khách quan . Công việc của các nhà nghiên cứu là giải mã chúng bắt chúng phải nói lên những điều đã từng xảy ra trong lịch sử loài người chí ít là vài triệu năm cách ngày nay . Lịch sử loài người luôn luôn vận động và phát triển từ những hình thức sơ khai ban đầu là việc sử dụng  những công cụ bậc 1 (một công cũ tự nhiên nào đó có thể bắt gặp bất cứ đâu trong tự nhiên) đến việc tạo ra công cụ từ những công cụ bậc 1 đó tạm gọi là công cụ bậc 2 . Bạn có thể hình dung được không ? Một cái đơn giản là chế tạo những công cụ đá đem lại những công năng cao cho cuộc sống thì con người đã mất vài triệu năm rồi đấy ! Có thể thấy rằng con người được hình thành cách đây khoảng 3,5 triệu năm từ một loài vượn phương Nam là Australopitec ở khu vực Đông và Nam Châu Phi cho đến tận thời đại cách mạng đá mới (10.000 năm Trước Chúa giáng sinh) thì con người vẫn đắm chìm trong những công cụ đá và việc chế tạo chúng . Thậm chí ngay trong thời đại đầu kim khí thì việc sử dụng các công cụ đá xem ra vẫn rất được chú ý . Như thế thời đại đồ đá kéo dài nhất trong lịch sử loài người , điều đó ai cũng biết nhưng tôi muốn nhắc lại ở đây để chúng ta thấy rằng tổ tiên của chúng ta đã phải mày mò trong quá vẵng như thế nào từ những hòn đá, hòn cuội trong tự nhiên chưa được chế tác cho đến những lưỡi rừu, những con dao đá hay những công cụ được mài một mặt hoặc hai mặt là cả một quá trình kiên trì sáng tạo không mệt mỏi của tồ tiên loài người . Sau thời đại đá là tới thời đại chuyển tiếp giữa đá và kim loại và rồi kim loại bắt đầu xuất hiện , nhựng thành tựu văn minh kỳ vỹ và to lớn của nhân loại cũng đã được hình thành trong giai đoạn đầu của thời đại kim khí này. Ven những con sông những quốc gia cổ bắt đầu hình thành ở khu vực Châu Phi phải kể đến một quốc gia đó là Ai Cập được hình thành ở khu vực Sông Nin với những thành tựu to lớn về tất cả các lĩnh vực như : Chữ viết , văn học , tôn giáo , nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc , y học thiên văn học ....v...v.....là những thành tựu hết sức to lớn khiến nhân loại phải ngưỡng mộ . Ở khu vực Lưỡng Hà thuộc Đông phương là khu của hai con sông lớn chảy qua đó là Tai gơ và Ơ rơ phát  tại khu vực này qua các cuộc điều tra và nghiên cứu khảo cổ học cũng thu được những bằng chứng hết sức cụ thể về lịch sử văn minh của một số quốc gia mà tiêu biểu là quốc gia Babilon nổi tiếng dưới triều vua Hamurabi lịch sử . Lần đầu tiên con người đã phát hiện ra một bộ luật được khắc trên đá của vua Hamurabi chứng tỏ xã hội đã phát triển tới một mức độ khá cao (những điều trong bộ luật này xin được giới thiệu ở một bài viết khác) . Rồi đến Ấn Độ một vương quốc của tâm linh với vô số những điều thú vị được các nhà khảo cổ phát hiện cũng làm nhân loại vô cùng kính phục . Việc phát hiện ra nền văn minh sông Ấn (có niên đại khoảng nửa sau thiên niên kỷ III trước thiên chúa giáng sinh đến khoảng năm 1750 trước thiên chúa giáng sinh) mà tiêu biểu là hai khu vực di tích vốn là hai thành phố cổ đại đó là Harapa và Mohengio-Daro đã cho thấy trình độ tổ chức đô thị và kỹ thuật xây dựng của cư dân khu vực văn minh sông Ấn phát triển tời mức nào và còn rất nhiều những phát hiện khác nữa liên quan đến những tôn giáo đã từng tồn tại trên mảnh đất này được các nhà khảo cổ đưa ra ánh sáng của thời hiện đại . Trung quốc một đất nước rộng lớn ở khu vực Đông Á cũng có một nền lịch sử văn hóa lâu đời ở ven khu vực hai con sông lớn đó là Hoàng Hà ở phương Bắc và Trường Giang (Dương Tử) ở phương Nam . Khảo cổ học cũng đã có những khám phá to lớn trên đất nước này từ thời tiền sử như việc phát hiện di cốt của người vượn Bắc kinh và sau đó là những khám phá về thời sơ sử và lịch sử của đất nước này . Xung quanh những trung tâm văn hóa trên các quốc gia phụ cận cũng như khắp mọi nơi trên thế giới này đều tồn tại những nền văn minh khác có sự giao lưu văn hóa cũng như những truyền thống riêng vô cùng độc đáo . Những thành quả văn hóa  lớn lao như thế không thể bị lãng quên trong lịch sử . Chính vì thế ngành Khảo cổ học với chức năng tìm tòi nghiên cứu và phục dựng lại lịch sử đã ra đời như một tất yếu phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu về lịch sử văn minh của nhân loại 

Mấy suy nghĩ về người Neantherthal

 Giới Thiệu Khái Quát Về Người Neanderthal

                    Lịch sử hình thành và phát triển của loài người đã được nhiều nhà nghiên cứu lớn trên thế giới quan tâm và tìm tòi . Trong những thập niên gần đây sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày một tiến bộ đã giúp những nhà nghiên cứu và nhân chủng học có thêm cơ sở khoa học để nghiên cứu về nguồn gốc cũng như quá trình phát triển của loài người . Tuy nhiên trong suốt chiều dài hàng triệu năm của lịch sử hình thành và phát triển có không ít những hiện tượng kỳ lạ và độc đáo mà những nhà nghiên cứu cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn đau đầu và tất cả  ý kiến được đưa ra mới chỉ dừng lại ở giả thiết , một trong những hiện tượng đó có thể kể đến đó chính là sự biến mất một cách đột ngột của người Neantherthal ở cả châu Âu lẫn Châu Á . Vào năm 1856 ở Đức (trong thung lũng Neandectan gấn Diuxendo) đã phát hiện được một chỏm sọ , một mấu xương vai và một số di cốt các chi của người hóa thạch . Phát hiện này là một phát hiện ngẫu nhiên trong đợt làm sạch một cái hang nhỏ và một số công nhân đã tìm thấy những di cốt trên , tuy nhiên ban đầu không có mấy ai nghĩ rằng nó là di cốt của người mà lại nghĩ rằng đó là xương của một con gấu . Tuy nhiên Funrnot một giáo viên địa phương đã khẳng định một cách chắc chắn rằng đó là di cốt của người . Cấu trúc khuôn mặt vả hộp sọ của người Neanderthal này hơi có chút khác biệt với người hiện đại ở chỗ : Cung trên lông mày phát triển rất mạnh , trán dô , hộp sọ dẹt ở phía trước và dô ra ở phía sau , vào thời điểm bấy giờ các nhà khoa học đương thời cho rằng những đặc điểm khác biệt đó là do những bệnh lý chứ không nghĩ rằng đó là một loài khác trong chi người . Tuy nhiên càng về những thời gian sau thì những bộ xương giống như người Neantherthal lần lượt được tìm thấy thì vấn đề về người Neantherthal mới được đặt ra và thu hút được khá nhiều sự quan tâm . Theo kết quả của những nhà nghiên cứu nhân chủng học thì người Neanderthal là một loài thuộc chi người đã xuất hiện cách ngày nay vào khoảng 350.000 đến 600.000 năm trước và tuyệt chủng cách ngày nay vào khoảng 50.000 năm ở Châu Á và 30.000 năm ở khu vực Châu Âu . Sự biến mất của người Neanderthal khá đột ngột và không để lại bất kỳ một cá thể nào cho đến ngày nay đã là một thách thức rất lớn đối với các nhà khoa học trong việc nghiên cứu nguồi gốc của loài người nói chung cũng như việc nghiên cứu về người Neanderthal nói riêng . Có thể thấy rằng người Neantderthal có một vị trí rất gần trong sơ đồ tiến hóa với con người , như vậy việc nghiên cứu về người Neanderthal có một vai trò hết sức quan trọng nếu muốn hiểu biết về lịch sử loài người . Về cơ bản như chúng ta đã biết người Neantherthal đã phát triển tới một trình độ khá hoàn chỉnh về cấu trúc cơ thể cũng như về mặt xã hội (tuy chưa tìm được bằng chứng là người Neanderthal có hệ thống ngôn ngữ hay không nhưng có một điều chắc chắn rằng những nhóm người Neanderthal cũng có một kết cấu xã hội khá chặt) . Người neanderthal nhìn chung có một vóc dáng khá cục mịch và có sức mạnh cơ bắp khá lớn . Hình thái của người Neanderthal có những đặc điểm riêng biệt được thể hiện qua cấu trúc bộ xương với những đặc điểm bao gồm Hộp sọ dài và dung tích não bộ giao động từ 1300 đến 1600 cm khối , chân hộp sọ hướng thẳng lên với nhiều lỗ chai xiên , xương chẩm góc nhìn nghiêng có hình cầu chỏm , xương má lớn , hốc ổ mắt có hình bán nguyệt nằm trên sống mũi và gắn liền với xương thái dương , xương hàm trên gắn liền với xương hai gò má , xương cột sống ngắn và to , chi trên (cánh tay ) ngắn đi kèm với một cái đầu khá to , xương quai cánh tay cong hình cán vá , xương chậu nở lớn bè ra trong khung xương chậu , xương ống chân ngắn , xương chi dưới ngắn so với tỉ lệ của xương đùi . Có thể nói chung rằng hình thái của người Neanderthal là lùn , ngực to , vai tròn , dáng hơi khom về phía trước , tứ chi khỏe , mũi rộng và hếch , trán dẹt , những điều đó được chứng minh qua các bộ xương mà các nhà khảo cổ học đã từng tìm được của người Neanderthal , qua các kết cấu của cơ thể chúng ta có thể nhận thấy được có lẽ người Neanderthal có một môi trường sống thích hợp với khí hậu lạnh và những khu vực đồi núi , trong thời gian tồn tại của mình . Người Homo Sapien đã từ quê hương Châu Phi di cư đến khu vực Châu Âu ngày nay và cũng đã từng có thời gian chung sống với người Neantherthal nhưng tại sao người Homo Sapien lại tiếp tục tiến hóa thành người Homo Sapien Sapien như chúng ta ngày nay trong đó người Neanderthal lại bị tuyệt chủng một cách đầy bí ẩn cách đây vài chục ngàn năm ? Phải chăng do những thay đổi về khí hậu , môi trường , điều kiện sinh thái ? hay do những nguyên nhân về sinh học trong cấu tạo cơ thể của người Neanderthal kết hợp với những yếu tố môi trường dẫn đến sự tuyệt diệt của người Neanderthal trên quả đất này ? Hay là một nguyên nhân xã hội nào khác , hoặc do sự phát triển vượt bậc của người Homo Sapien đã tạo áp lực dẫn đến sự tuyệt chủng của người Neanderthal hay là sự tổng hợp của tất cả các yếu tố ngoại sinh trên đã dẫn đến sự vắng mặt của người Neantherthal cách đây vài chục nghìn năm trên trái đất ? Tất cả những giả thiết đó đều cần được xem xét kỹ lưỡng dưới góc độ khoa học để từ đó chúng ta có thể hiểu rõ hơn về người Neanderthal .

 Những Giả Thiết Về Sự Tồn Tại Và Diệt Vong Của Người Neantherthal

                   Như Chúng ta đã biết người Neanderthal là một loài thuộc chi người đã bị tuyệt chủng cách đây vào khoảng 50.000 năm tại Châu Âu và khoảng 30.000 năm tại khu vực Châu Á . Cách ngày nay 130.000 năm thì người Neanderthal đã có những đặc trưng đầy đủ , thực tế các nhà khoa học hiện nay đã chứng minh rằng trong gene của người Á-Âu có từ 1ª4 % gene của người Neanderthal , như vậy phải chăng đã có sự hòa huyết giữa người Homo Sapien tổ tiên trực tiếp của chúng ta với người Neanderthal ? và cũng chính sự hòa huyết đó dẫn đến việc xát nhập dần dần giữa người Neanderthal và người Homo Sapien để từ đó tạo ra người Homo Sapien Sapien như chúng ta ngày nay . Tuy nhiên đó chỉ là một giả thuyết trong số vô vàn những giả thiết được đưa ra về sự biến mất của người Neanderthal . Một số ý kiến cho rằng người Neaderthal cư trú tại những vùng có khí hậu lạnh do đặc điểm cơ thể (từng có giả thiết cho rằng người Neanderthal có cấu tạo cơ thể thích hợp với khí hậu lạnh hơn so với người Homo Sapiens) . Tuy nhiên trong những năm gần đây , Jerry Van Andel một nhà địa chất học thuộc đại học Cambridge ở Anh cho rằng người Neanderthal hoàn toàn có sức chịu lạnh giống như người hiện đại . Khi con người dầu tiên từ quê hương Châu Phi tới khu vực Châu Âu cách đây khoảng 45.000 năm thì theo các nhà nghiên cứu họ có nhiều nét gần giống với người Neanderthal về mặt văn hóa , ví dụ cả hai đều dùng lửa , dùng đá để tạo công cụ và sử dụng công cụ , chăm sóc người bị thương và thỉnh thoảng đã xuất hiện phong tục chôn người chết . Theo kết quả của các nhà nghiên cứu thì vào thời điểm đó khí hậu khu vực Châu Âu khá ôn hòa , thuận lợi cho sự tồn tại của người Neanderthal .  Tuy nhiên khi khí hậu của khu vực mà người Neanderthal đang sinh sống thay đổi trở nên lạnh hơn thì các loài thú theo bản năng cũng đã di chuyển đến những vùng đồng cỏ ấm áp hơn và có nguồn lương thực dồi dào hơn . Kéo theo sự di cư cùa các loài thú như voi Ma Mút , hươu đỏ v…v.. là sự di chuyển của người Neanderthal theo những con thú đó vốn là nguồn thức ăn chính của người Neanderthal , tuy nhiên trong môi trường khí hậu mới không còn được thuận lợi như trước thì việc săn bắt các loài thú lớn không còn dễ dàng như trước đây , nếu như trong giai đoạn trước địa bàn cư trú của người Neanderthal chủ yếu ở những khu vực núi non việc săn bắt những thú lớn trở nên dễ dàng hơn bởi họ có thế dựa vào địa hình để ẩn nấp tiến sát đến gần con mồi và tiêu diết chúng , nhưng khi những loài thú này đã thay đổi khu vực sinh sống chủ yếu không còn ở những khu vực núi đồi mà chuyển dần xuống những đồng cỏ hay những vùng bán sa mạc thì việc săn bắn lúc này trở nên cực kỳ khó khăn do họ khó có thể tiếp cận được gần con mồi , cũng theo các nhà nghiên cứu ủng họ cho quan điểm này thì người Neanderthal cũng không có những cải tiến về công cụ săn bắt bởi thế năng suất săn bắt trong giai đoạn mới này không cao dẫn đến sự thiếu thốn về lương thực và là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự tuyệt chủng của người Neanderthal cách đây khoảng trên dưới 30.000 năm trước . Trong khi đó tổ tiên trực tiếp của chúng ta người Homo Sapiens đã có những bước phát triển về các loại công cụ và các phương thức săn bắn để có được năng suất săn bắn cao hơn và từ đó tạo điều kiến để tiếp tục phát triển tới tân ngày nay . Tuy nhiên giả thiết trên cũng chỉ là một giả thiết trong vô vàn những giả thiết về người Neanderthal bí ẩn , trên thực tế các phát hiện khảo cổ học trên thế giới đã khiến các nhà nghiên cứu và những người quan tâm đến giống người Neanderthal phải luôn đau đầu bởi sự phát triển cũng như diệt vong của người Neanderthal vô cùng phức tạp chứ không phải đơn giản như trước đây con người từng nghĩ . Về vấn đề công cụ lao động của người Neanderthal đã từng sử dụng thì theo nghiên cứu của những chuyên gia người Anh và Mỹ thì những công cụ bằng đá đầu tiên của tổ tiên chúng ta chế tạo không hề có công năng hơn so với những công cụ của người Neanderthal . Công bố trên được in trên tờ Human Evolution đã làm đảo lộn niềm tin từ trước tới nay của các nhà khoa học rằng công cụ lao động có năng suất cao hơn của người Homo Sapiens tổ tiên trực tiếp của chúng ta là một bước phát triển cao và một khác biệt vô cùng to lớn để loài người có thể phát triển đến tận ngày nay thay vì đã tuyệt chủng cách đây vài chục nghìn năm như người Neanderthal ! Thật vậy nhóm nghiên cứu của đại học thuộc Đại học Exeter, Đại học Southern Methodist, Đại học bang Texas và Công ty máy tính Think đã dành 3 năm để chế tạo các dụng cụ bằng đá. Họ đã tái tạo một số công cụ có tên “vảy” (công cụ được sử dụng rộng rãi hơn bởi cả người Nêacdectan và người Homo sapiens) và “lưỡi” (công cụ ít được sử dụng sau này được người Homo sapiens tiếp nhận). Các nhà khảo cổ học thường dựa vào sự phát triển của các lưỡi bằng đá cùng với hiệu quả của nó để làm bằng chứng cho trí thông minh vượt trội của người Homo sapiens. Để chứng thực điều này, nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu để số sánh số lượng các công cụ được sản xuất, bao nhiêu lưỡi sắc được tạo ra, hiệu quả trong việc xử lý nguyên liệu sống cùng với thời gian công cụ được sử dụng.
Công cụ lưỡi được người Homo sapiens tạo ra lần đầu tiên trong giai đoạn lấn chiếm Châu Âu xuất phát từ Châu Phi khoảng 40.000 năm trước. Sự kiện này vốn được coi là tiến bộ kỹ thuật ấn tượng giúp người Homo sapiens vượt trội, cuối cùng đã loại bỏ các họ hàng thời Đồ Đá của họ. Thế nhưng khi nhóm nghiên cứu phân tích dữ liệu lại không tìm thấy sự khác biệt về mặt thống kê nào giữa tính hiệu quả của hai công cụ. Thực tế, họ phát hiện ra rằng trên một số phương diện công cụ vảy được người Nêacdectan ưa chuộng có hiệu quả hơn công cụ lưỡi của người Homo sapiens. Như vậy qua công bố trên chúng ta có thể thấy được rằng những công cụ mà người Neanderthal đã từng sử dụng có công năng không hề thua kém những công cụ của tổ tiên chúng ta người Homo Sapiens . Như thế khả năng tư duy của người Neanderthal cũng cực kỳ phát triển và đạt đến một trình độ cao . Ngoài vấn đề công cụ nghiên cứu trên cũng đã cho thấy người Neanderthal cũng rất giỏi săn bắn và điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải xem xét lại quan điểm từng tồn tại lâu dài rằng người Neanderthal “ngờ nghệch” hơn người hiện đại nên đã bị tuyệt chủng ! Các nghiên cứu mới đây được các nhà khoa học thuộc đại học Zurich (Thụy Sỹ) công bố cho thấy bộ não của người Neanderthal phát triển với tỉ lệ gần như tương đương với người hiện đại từ quan điểm đó đã làm sụp đổ những ý kiến tồn tại từ lâu về sự ưu việt gần như tuyệt đối hóa về não bộ của người Homo Sapiens . Theo kết quả nghiên cứu so sánh giữa sọ của trẻ em Neanderthal và trẻ em ngày nay các nhà nghiên cứu nhận thấy sọ của trẻ em Neanderthal lớn hơn một chút so với sọ của trẻ em hiện đại , tương tự sọ của người Neanderthal trưởng thành cũng lớn hơn một chút so với người Homo Sapiens Sapiens trưởng thành , tuy vậy hộp sọ của người Neanderthal và người Homo Sapiens gần như tương đương với nhau . Như vậy cả hai giống người Homo Sapiens và Neanderthal có một mối quan hệ rất gần gũi và có một trình độ phát triển gần như tương đương với nhau , chính vì thế việc tìm ra nguyên nhân khiến người Neanderthal hoàn toàn bị loại ra trong con đường tiến hóa của mình sẽ là một thách thức vô cùng to lớn đối với những nhà nghiên cứu bởi càng ngày chúng ta lại càng tìm được nhiều bằng chứng hơn nữa về sự tiến bộ vượt bậc của người Neanderthal so với những con người nguyên thủy về nhiều khía cạnh .  Tuy vậy lịch sử vẫn đặt dấu chấm hết ở những người Neanderthal cuối cùng , Vậy thì do đâu mà họ tuyệt chủng ?  Các phát hiện ngày trong khoảng thời gian gần đây mang đến cho giới khoa học nhiều điều thú vị về giống người Neanderthal cổ xưa chẳng hạn như việc nghiên cứu về nguồn thức ăn của họ . Một khám phá gần đây cho thấy nguồn thức ăn của người Neanderthal không chỉ là những loài động vật sống trên cạn , những động vật sống dưới nước cũng có thể là nguồn cung cấp thực phẩm cho người Neanderthal cụ thể những sinh vật sống dưới nước mà các nhà nghiên cứu cho rằng đã từng là nguồn cung cấp thực phẩm cho người Neanderthal đó chính là cá voi và hải cẩu . Các nhà khỏa cổ học đã phát hiện những tàn tích xương của cá voi và hải cẩu trong những nơi cư trú của những gia đình người Neanderthal cổ đại bằng chứng đó tuy chưa thể khẳng định chắc chắn hoàn toàn nhưng phần nào cũng cho chúng ta thấy được những nguồn thức ăn có thể của người Neanderthal trong quá khứ và cũng từ đó chúng ta lại một lần nữa thấy rằng người Neanderthal trong quá khứ hoàn toàn là một giống người có khả năng cạnh tranh đáng gờm đối với tổ tiên của chúng ta . Một giả thiết khác nữa cũng được các nhà nghiên đưa ra về khả năng tuyệt chủng của người Neanderthal là do họ bị tổ tiên chúng ta (người Homo Sapiens) ăn thịt . Tuy nhiên ý kiến này đã làm rộ lên những cuộc tranh luận trong giới các nhà khoa học . Các nhà nghiên cứu người Pháp ủng hộ giả thiết trên mà trong đó tiêu biểu là Fernando Rozzi . Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pari cho biết : “Những người Neanderthal đã gặp phải một kết thúc đầy hung bạo bởi bàn tay người hiện đại, ở trong các hang động, chúng ta đã ăn thịt họ”. [1] Nhà nghiên cứu này tin rằng những chiếc xương hàm mà họ tìm thấy có những vết tác động của ngoại lực mà có thể đó chính là những vết cắt hay chặt để làm thức ăn cho người hiện đại . Một đặc điểm được các nhà nghiên cứu quan tâm đó chính là những dấu vết để lại trên những mẫu xương của người Neanderthal cũng khá giống với những dấu vết tìm thấy trên xương của các loài hưu nai , bằng chứng đó càng góp phần ủng hộ thêm cho quan điểm của các nhà nghiên cứu cho rằng người Neanderthal bị tuyệt chủng là do bị ăn thịt bởi người Homosapiens . Tuy nhiên giả thiết trên cũng gặp phải khá nhiều những phản đối từ phía các nhà nghiên cứu khác ví dụ như giáo sư Francesco d’Errico, Viện Tiền sử học Bordeaux, Pháp, cho rằng: “Chỉ một vài dấu hiệu của các vết cắt không thể tạo nên bằng chứng đầy đủ được”. Theo ông, con người có thể tìm thấy xương của người Neanderthal và sử dụng răng của họ để làm một chiếc vòng cổ. Do đó quan điểm rằng người Neanderthal bị người hiện đại thôn tính một cách đầy bạo lực như thế xem ra cũng cần phải xem xét lại . Chúng ta không nên nhìn một vài sự vật hiện tượng mà từ đó đi đến những kết luận khi chưa có những bằng chứng cụ thể ! Người Homo Sapiens cũng có thể đã giết chết và ăn thịt người Neanderthal (tục ăn thịt người cũng đã từng xảy ra ngay trong xã hội của người Homo Sapiens Sapiens) . Tuy nhiên những trường hợp đó chỉ là những trường hợp cá biệt hoặc lẻ tẻ chúng ta chưa có một bằng chứng cụ thể nào chứng minh được rằng những hành động ăn thịt người Neanderthal của người hiện đại là một hệ thống và đây là một nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của người Neanderthal . Bên cạnh những giả thiết về sự biến mất của người Neanderthal như đã nêu ở trên thì một quan điểm khác xem chừng có vẻ đơn giản hơn nhiều đã giải thích sự biến mất của người Neanderthal trên trái đất là do số lượng áp đảo của người hiện đại mà theo các nhà nghiên cứu thì số lượng người hiện đại trong thời điểm bấy giờ đông hơn số lượng người Neanderthal gấp 10 lần và họ cũng chiếm một địa bàn sinh sống gấp 10 lần so với người Neanderthal từ đó có thể thấy rằng người Neanderthal là một đối thủ cạnh tranh rất nặng ký đối với người Neanderthal , nguồn thức ăn dần cạn kiệt và môi trường sống cũng dần bị thu hẹp người Neanderthal trở nên co cụm lại trước sự bành trướng cả về số lượng lẫn địa bàn sinh sống , và phải chăng những bộ xương của người Neanderthal có những dấu vết tác động của ngoại lực như đã trình bày ở trên chính là kết quả của một cuộc tự thôn tính lẫn nhau trong cộng đồng người Neanderthal khi mà lương thực ngày một cạn dần , họ đã phải ăn thịt lẫn nhau để duy trì sự sống chăng ? Đó có lẽ cũng là một giả thiết cần quan tâm tìm hiểu sâu hơn . Bên cạnh những giả thiết trên thì có một số quan điểm khác cho rằng đã có những vụ nổ xảy ra trong những khu vực mà người Neanderthal đã từng sinh sống và đó chính là nguyên nhân khiến cho người Neanderthal bị biến mất hoàn toàn khỏi trái đất , tuy nhiên quan điểm này cũng không có những bằng chứng cụ thể để ủng hộ . Chúng ta cần cập nhật một số thông tin mới mà các nhà khảo cổ học trong những năm gần đây đã dầy công nghiên cứu về người Neanderthal chẳng hạn như thông tin của những nhà khảo cổ học thuộc đại học Bristol khi nghiên cứu những chiếc vò sò tại một bờ biển thuộc Tây Ban Nha . Theo đó các vỏ sò này có chứa một số loại sắc tố màu mà theo như những nhà nghiên cứu thì người Neanderthal từng dùng những chiếc vỏ sò này như một vật để đựng đồ trang điểm ! Và cũng theo các nhà nghiên cứu thuộc đại học Bristol thì không chỉ có người hiện đại là biết cách trang điểm mà người Neanderthal cũng thường trang điểm trong các dịp lễ hội . Những bột mầu mà các nhà nghiên cứu tìm được chủ yếu là các khoáng chất như : lepidocrocite, hematite và pyrite. Trong bột màu vàng người ta còn tìm thấy chất natrojarosite tinh khiến - một loại khoáng chất được sử dụng để chế tạo ra mỹ phẩm của người Ai Cập cổ đại. Bột màu đen là loại bột mà người Neanderthal ở Châu Phi sử dụng để sơn cơ thể . Không chỉ có vậy các công cụ đá mà người Neanderthal chế tạo cũng rất tinh xảo điều đó càng khiến cho chúng ta khâm phục hơn về khả năng tư duy của họ . Trong cuốn sách : “Nhân Chủng Học Khoa Học Về Con Người”  của tác giả E.ADAMSON HOEBEL , trong bài viết về người Neanderthal tác giả đã trình bày một phần về nền văn hóa thời Lavalloiso- Mousterian của người Neanderthal như sau : “ Những công trình và các nền văn hóa truyền bá một cách rộng rãi trong những quần thể người Neanderthal đã đạt đến đỉnh điểm phát triển về công nghệ cũng như cách sống trong các thời trung và hậu kỳ đồ đá cũ . Họ đã trở thành người nhưng chưa đột phá qua trình độ đa dạng của kỹ thuật tìm kiếm lương thực . Tuy nhiên họ cũng đá có những cải tiến kỹ thuật quan trọng về các loại dụng cụ làm bằng đá lửa và mang theo hoặc tạo ra lửa ở bất kỳ nơi nào họ đến . Nhờ lửa họ có thể họ có thể xua đuổi và làm cho các loài thú săn mồi to lớn và tàn ác không dám bén mảng gần những chòi đá mà họ trú ngụ trong những đêm mưa bão . Nhờ lửa họ cũng không bị chết cóng trong thời tiết đa phần là lạnh giá khắc nghiệt . Cũng với lửa họ làm ra loai vũ khí tin cậy và ưa thích của mình : những cây giáo bằng gỗ bịt một đầu nhọn và cứng . Với các mũi nạo đá lửa , họ lột da các loài thú để chế biến quần áo che thân . Họ đã sữ dụng những mũi nạo này như thế nào chúng ta cũng chưa đoán ra được . …. Mặc dù có những cải tiến thực sự về mặt kỹ thuật , nhưng các công cụ của người Neanderthal cơ bản vẫn là những công cụ của những tiền nhân thuộc thời Chellean và Clactonian của hơn 50.000 năm trước . Họ vẫn chưa biết chế tạo xương thành những dụng cụ khác ngoài những dụng cụ dùng để chặt sẻ bằng sức lực . Họ cũng chưa biết cách tra cán cho các loại giáo , mác . Nhưng họ đã có một bộ não lớn , đôi bàn tay linh hoạt .”  Bên cạnh đó khi nghiên cứu những vết tích của người Neanderthal còn để lại cho đến ngày nay các nhà nghiên cứu đã phát hiện được sự ang táng người chết trong các hang động đặc biệt , một hình thức phản ảnh sự hé lộ một niềm tin vào cái cốt lõi tâm linh và cũng là một thuộc tính của con người . Như thế theo quan điểm của E.ADAMSON HOEBEL thì người Neanderthal cũng đã có một trình độ tiến hóa cao và đã có những đặc trưng trong việc chế tạo công cụ cho mình , tuy nhiên cũng tại phần công cụ này tác giả đã cho thấy những hạn chế trong công cụ mà người Neanderthal đã từng sử dụng , như vậy phải chăng công cụ là một phần quan trọng trong việc người Neanderthal bị tận diệt ? Bên cạnh giả thiết đó thì một giả thiết mới về sự diệt vong của người Neanderthal cũng đã được các nhà nghiên cứu đề xuất tới và cũng đang thu hút khá nhiều sự quan tâm của giới khoa học đặc biệt là nghành nhân chủng học . Theo đó dưới ánh sáng của khoa học kỹ thuật và công nghệ các nhà nhiên cứu đã chứng minh được rằng trong gien của người hiện đại thuộc những chủng Á-Âu ngày nay thì tỉ lệ gien của người Neanderthal chiếm một số lượng khoảng từ 2ª4 % . Như vậy cánh cửa bí ẩn về người Neanderthal phần nào đã được hé mở . Một giả thiết mới được xác lập trên cơ sở những bằng chứng trên là người Neanderthal và tổ tiên của chúng ta người Homo Sapiens đã có sự hòa huyết với nhau ? Quan điểm đó hoàn toàn có thể tin được bởi những kết quả nghiên cứu về gien đã thuyết phục chúng ta với quan điểm đó ! Các nhà nghiên cứu Rumani và Mỹ đã xác định được những xương cốt hoá thạch tìm thấy ở động Petera Muierii (Rumani) có niên đại khoảng 30.000 năm trước - giai đoạn mà giống người Neanderthal và Homo sapiens còn song song tồn tại. Trong khi phần lớn hình dạng các bộ xương đều giống con người hiện đại, nhiều chi tiết lại mang đặc điểm của giống người Neanderthal - đặc biệt là hình dáng xương hàm dưới và phía sau hộp sọ . Nhà nhân chủng học Erik Trinkaus của Đại học Washington thuộc nhóm nghiên cứu này cho biết: "Xương hàm của giống người Neanderthal có những đặc tính giải phẫu học riêng biệt, không liên quan đến việc tiến hoá của xương hàm con người hiện đại khi chuyển từ săn thịt sống sang thịt nấu chín". Những khớp xương vai của những bộ xương người tiền sử ở Rumani cũng chưa phát triển hoàn thiện, không thể nào thực hiện những động tác xoay vòng cánh tay để phóng lao, bắn tên hay ném đá. Theo Trinkaus, những đặc điểm này thấy rõ trong những hoá thạch người Neanderthal và những giống người đầu tiên từ cả triệu năm trước . Giả thiết về sự hòa huyết nêu trên cũng sẽ trở nên vô cùng tuyệt vời đối với sự tồn tại của các thế hệ con lai về sau bởi vì các thế hệ con lai về sau sẽ có những gien trội từ hai loài giúp cho cơ thể thích nghi hơn và hoàn thiện hơn .  Những ưu điểm của người Neanderthal sẽ được lưu lại khi chủng loài này biến mất .
                   Như vậy có nhiều giả thiết khác nhau về sự biến mất của người Neanderthal trái trái đất cách đây khoảng hơn 30.000 năm , tuy nhiên để hiểu vấn đề một cách cặn kẽ và khoa học về sự tuyệt chủng của giống người này cần phải có những bằng chứng khoa học rõ nét hơn trong thời gian tới vấn đề này đòi hỏi nhiều công sức cũng như tâm huyết của những nhà nghiên cứu trên thế giới . Theo ý kiến của cá nhân em thì sự biến mất của người Neanderthal cần phải được xem xét từ nhiều góc độ cũng như cân nhắc nhiều khả năng khác nhau cùng lúc đã tác đông dẫn đến sự diệt vong của người Neanderthal . Có thể do địa bàn sinh sống ngày càng bị thu hẹp , nguồn lương thực dần bị cạn kiệt do sự cạnh tranh của người Homo Sapiens và kết hợp cả với cả khả năng họ đã giao phối với người Homosapiens để người Homo sapiens tiếp tục tiến hóa thành người Homo Sapiens Sapiens như chúng ta ngày nay . Rồi những điều kiện tự nhiên không còn phù hợp với người Neanderthal nữa khiến họ dần dần bị loại khỏi cuộc cạnh tranh với người Homo Sapiens , thế nhưng những gen di truyền vẫn được gìn giữ ngay trong gen của người hiện đại chúng ta ngày nay là một bằng chứng khoa học không thể chối cãi về mối quan hệ gần gũi giữa chúng ta , tổ tiên chúng ta với người Neanderthal .
Tài Liệu Tham Khảo
E.ADAMSON HOEBEL , Nhân Chủng Học Khoa Học Về Con Người , NXB Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh (2007)
G.N.Machusin , Nguồn Gốc Loài Người , NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật Hà Nội



































[1] http://www.khoahoc.com.vn/khampha/khao-co-hoc/23814_Nguoi-Neanderthal-tuyet-chung-vi-bi-nguoi-tinh-khon-an-thit.aspx